Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy gạch

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy gạch công suất 15 triệu viên/năm. Nhà máy được xây dựng trên ô đất có diện tích 19.978,6 m2

Ngày đăng: 11-04-2025

2 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................................... 1

1.1.     Tên chủ cơ sở........................................................................................................ 1

1.2.     Tên cơ sở............................................................................................................... 1

1.3.     Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở........................................... 3

1.3.1.     Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở................................... 3

1.3.2.     Công nghệ sản xuất của cơ sở....................................................................... 6

1.3.3.     Sản phẩm của cơ sở........................................................................................... 9

1.4.     Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở..... 9

1.4.1.     Nguyên liệu, nhiên liệu..................................................................................... 9

1.4.2.     Nhu cầu về điện, nước của cơ sở...................................................................... 10

CHƯƠNG II. Sự PHÙ HỢP CỦA Dự ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................. 12

2.1.      Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..... 12

2.2.      Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường................ 13

CHƯƠNG III. KÉT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA Cơ SỞ......... 15

3.1.      Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................. 15

3.1.1.      Thu gom, thoát nước mưa................................................................................. 15

3.1.2.      Thu gom, thoát nước thải.................................................................................. 17

3.1.3.      Xử lý nước thải.................................................................................................. 18

3.2.      Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................................ 19

3.2.1.      Hệ thống thu gom bụi, khí thải........................................................................ 19

3.2.2.      Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải........................................................... 20

3.2.2.4.      Danh mục máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý bụi, khí thải.................. 22

3.2.2.5.      Tính toán định mức tiêu hao điện năng của hệ thống xử lý khí thải........ 23

3.3.      Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung........................................................... 23

3.4.      Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường........................ 24

3.5.      Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại....................................... 26

3.6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường....................................... 28

3.6.1.      Giảm thiểu tác động đến đường giao thông................................................... 28

3.6.2.      Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt................................................................................. 28

3.6.3.      Các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ.................................................... 29

3.6.4.      Biện pháp phòng chống sự cố kho CTNH...................................................... 30

3.6.5.      Tai nạn lao động............................................................................................ 31

3.6.6.      Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác...................................... 31

3.8. Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt đề án chi tiết....................... 32

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐÈ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 33

4.1.      Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải....................................................... 33

4.2.      Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải.................................................. 33

4.2.1.      Nguồn phát sinh................................................................................................. 33

4.2.2.      Lưu lượng xả khí thải tối đa: 50.000 m3/giờ................................................. 33

4.2.3.      Dòng khí thải..................................................................................................... 33

4.2.4.      Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng khí thải... 33

4.2.5.      Vị trí và phương thức xả thải.......................................................................... 33

4.3.      Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.......................................... 34

4.4.      Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.......... 34

4.5.      Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước

ngoài làm nguyên liệu sản xuất........................................................................................ 34

CHƯƠNG V. KÉT QUẢ QUAN TRẮC MÔI CỦA CƠ SỞ....................................... 35

5.1.      Kết quả quan trắc đối với môi trường không khí xung quanh, không khí môi trường làm việc........... 35

CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .. 37

6.1.      Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải................................... 37

6.2.      Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật............................. 37

6.2.1.      Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................... 37

6.2.2.      Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải........................................ 38

6.2.3.      Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của cơ sở ... 38

6.3.      Dự trù kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ..................................... 38

CHƯƠNG VII. KÉT QUẢ KIÊM TRA, THANH TRA VÈ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔI VỚI CƠ SỞ........... 39

CHƯƠNG VIII. CAM KÉT CỦA CHỦ CƠ SỞ....41

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

Chủ cơ sở: Công ty TNHH .......

Địa chỉ trụ sở chính: ........Phú Linh, xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Điện thoại: ........

Người đại diện theo pháp luật: Bà: ..........Chức vụ: Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số ..... cấp lần đầu ngày 19/05/2011 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 28 tháng 09 năm 2020.

Ngành, nghề kinh doanh, hoạt động:

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành

1

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

0810

2

Sản xuất sản phẩm chịu lửa

23910

3

Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

23920

4

Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác

23930

5

Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao

2394

6

Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

23950

7

 

 

2.Tên cơ sở

Nhà máy gạch công suất 15 triệu viên/năm

Địa chỉ: Xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Vị trí tiếp giáp của Nhà máy như sau:

+ Phía Nam giáp đường nội đồng.

+ Phía Tây giáp cánh đồng lúa

+ Phía Đông giáp đường Quốc lộ 12B

+ Phía Bắc giáp ruộng lúa

Hình 1.1. Vị trí địa lý của Nhà máy gạch

  • Các văn bản pháp lý về môi trường

+ Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy gạch, công suất 15 triệu viên/năm” của Công ty TNHH ....

  • Quy mô, công suất của cơ sở: 15 triệu viên/năm.

Tổng mức đầu tư: 33.800.000.000 VNĐ (Ba mươi ba tỷ, tám trăm triệu đồng) thuộc dự án nhóm C theo phân loại đầu tư công.

  • Căn cứ theo theo số thứ tự II.2, phụ lục V Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Cơ sở thuộc nhóm III.
  • Căn cứ khoản 2 điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, Cơ sở thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.
  • Căn cứ theo khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, Cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Bình.

Báo cáo được thực hiện theo phụ lục X/ Phụ lục Nghị định 08/2022 - Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm I hoặc nhóm II.

  • Tình hình hoạt động của nhà máy

+ Nhà máy đã được Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 27 đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành với hệ thống lò đứng liên hoàn và đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường trình UBND huyện Nho Quan thẩm định và xác nhận tại Quyết định số 427/GXN-UBND ngày 10/7/2007.

+ Ngày 08/3/2012, UBND tỉnh Ninh Bình ra văn bản số 90/UBND-VP4 về việc đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 27 chuyển nhượng dự án xây dựng Nhà máy gạch sang cho Công ty TNHH .... Yêu cầu khi đầu tư cải tạo, nâng cấp chỉ thay đổi dây chuyền công nghệ từ lò đứng liên tục sang lò tuynel, giữ nguyên công suất đã được chấp thuận là 15 triệu viên/năm

+ Ngày 26/6/2013, Công ty TNHH .....được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư số .. cho dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy gạch, công suất 15 triệu viên/năm”;

+ Ngày 10/7/2013, Cơ sở được UBND tỉnh Ninh Bình cấp Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy gạch, công suất 15 triệu viên/năm”.

+ Nhà máy đi vào hoạt động và hoạt động ổn định từ năm 2014 với công suất sản xuất là 15 triệu viên/năm.

+ Thời điểm từ đầu năm 2024 đến nay, do công ty thay đổi cơ cấu nhân sự nên nhà máy dừng hoạt động sản xuất gạch, chỉ vận chuyển và đem xuất bán nốt hàng tồn kho của năm 2023.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

a. Các hạng mục công trình chính

Quy mô, hiện trạng sử dụng đất: Nhà máy được xây dựng trên ô đất có diện tích 19.978,6 m2. Trong đó:

Bảng 1.1. Các hạng mục công trình của nhà máy

STT

Hạng mục công trình

Diện tích m2

1.

Nhà điều hành

223,1

2.

Sân + đường nội bộ

4.384,7

3.

Nhà bảo vệ

12,8

4.

Bãi tập kết vật liệu

2.958,5

5.

Bể

57,6

6.

Lán xe

123,9

7.

Lò nung

1.495,5

8.

Nhà tạo hình

670,5

9.

Kho vật tư

133,6

10.

Cây xanh

192,6

11.

Kho than

167,9

12.

Kho nhiên liệu

22,9

13.

Kho CTNH

20,8

14.

Phòng cơ khí

130,6

15.

Vườn

252,8

16.

Lán phơi gạch

8.554,4

17.

Nhà vệ sinh

24,9

18.

Rãnh + máng nước

117,8

19.

Đất NTD

23,9

20.

Đất trống

409,8

  1. Các hạng mục công trình phụ trợ

- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện của chi nhánh Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình-Điện lực Nho Quan.

  • Hệ thống cấp nước:

Nước cấp phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của nhà máy được lấy từ giếng khoan trong khuôn viên nhà máy. Cơ sở hiện có 01 giếng khoan, công suất máy bơm khai thác là 1,5Kw, lưu lượng 6m3/giờ.

  • Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

+ Hệ thống rãnh thoát nước mưa được xây dựng bằng gạch, theo nguyên tắc tự chảy

+ Hệ thống thu gom và thoát nước mưa đã được xây dựng gồm hệ thống thu gom nước mưa trên mái và nước mưa chảy tràn trên bề mặt rồi thoát vào cống thoát nước mưa của khu vực.

+ Nước mưa trên mái khu vực nhà tạo hình được thu gom và thu về bể chứa nước mưa trong khuôn viên nhà máy; Nước mưa trên mái và nước mưa chảy tràn khu vực sân phơi gạch được thu gom theo rãnh thu gom nước mưa, thoát về ao chứa phía Tây Bắc của nhà máy. Nước từ ao chứa được phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy; Nước mưa chảy tràn khu vực văn phòng, khu vực sân của nhà máy được thu gom theo rãnh thu gom nước mưa và thoát ra ngoài khu vực qua 01 điểm xả khu phía Bắc nhà máy.

  • Hệ thống thu gom nước thải

+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu nhà vệ sinh, khu rửa tay chân được xử lý trong bể tự hoại 3 ngăn số 1. Sau đó, nước thải được chảy qua bể tự hoại 3 ngăn số 2. Nước thải sau bể tự hoại, định kỳ chủ cơ sở sẽ thuê đơn vị đến thông hút bể phốt. Nước thải sinh hoạt không phát sinh ra ngoài môi trường

+ Nước thải sản xuất: Trong quá trình sản xuất của nhà máy không phát sinh nước thải.

- Hệ thống thu gom, thoát khí thải: Khí thải nhà lò được thu gom đưa về bể xử lý khí thải, khí thải sau xử lý thoát ra ngoài môi trường qua 01 ống khói.

* Một số hình ảnh khu vực sản xuất của Cơ sở:

Hinh 1.2. Một số hình ảnh của nhà máy

Nhà máy gạch của Công ty TNHH .... chính thức đi vào hoạt động từ những năm 2014. Hoạt động chính của cơ sở là sản xuất gạch.

+ Quy mô công suất: 15 triệu viên/năm.

  • Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại xí nghiệp hiện nay là 8 người. Nhu cầu sử dụng lao động lớn nhất tại nhà máy là 50 người.
  • Thời gian làm việc: 26 ngày/tháng, 8h/ca.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

* Quy trình công nghệ như sau:

Hình 1.3. Quy trình sản xuất của nhà máy

* Quy trình sản xuất gạch:

- Bước 1: Gia công nguyên liệu: Nguyên liệu đầu vào là đất và than được đưa vào băng tải. Than qua lửa Ninh bình nghiền mịn (cỡ hạt còn khoảng 0,5 - 1mm) được máy pha than tự động tải đều xuống mặt băng tải với lượng pha than khoảng 80 - 100kg/1000 viên gạch mộc tiêu chuẩn phối liệu từ băng tải I được đưa vào máy cán thô. Tại đây, đất và than được ép, phá vỡ cấu trúc ban đầu và được băng tải cao su lõm II đưa lên máy cán mịn.

Khe hở giữa 2 quả cân được điều chỉnh khoảng e = 2mm. Tại đây phối liệu được phá vỡ cấu trúc một lần nữa sau đó rơi xuống máy nhào 2 trục cỡ lưới lọc và được nhào trộn đồng đều, điều chỉnh độ ẩm. Tại máy nhào 2 trục các tạp chất cỏ, rác, sạn được giữ lại tại lưới lọc còn đất được đùn ra khỏi lưới.

Phối liệu được băng tải số 3 đưa vào máy nhào đùn liên hợp hút chân không. Sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng chân không nhờ hệ thống bơm chân không, không khí được hút ra khỏi phối liệu, làm tăng độ đặc chắc của sản phẩm mộc, tạo ra cường độ ban đầu nhất định, giúp cho quá trình vận chuyển đem phơi không bị biến dạng.

Bước 2: Tạo hình sản phẩm: Sau khi qua máy đùn đất chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt các sản phẩm tạo hình đã được tạo hình tuỳ theo kích thước, hình dáng đã định. Gạch mộc sau tạo hình được xếp lên xe chuyên dụng vận chuyển đem đi phơi.

Bước 3: Phơi sản phẩm mộc: Đối với gạch mộc sau khi tạo hình có độ ẩm từ W = 22 - 24% được phơi từ 5 - 10 ngày tuỳ theo nhiệt độ ngoài trời, vận tốc gió từng ngày để giảm độ ẩm xuống còn (14 - 18%). Việc xếp cáng và phơi đảo gạch mộc trên sân phải tuân thủ theo đúng quy trình để giảm tối thiểu thời gian phơi trên sân cũng như phế phẩm ở khâu này. Sản phẩm mộc sau khi phơi được vận chuyển lên xe chuyên dụng tập kết tại vị trí quy định để đưa vào lò sấy, vòng cải tiến.

Bước 4: Sấy và nung sản phẩm trong lò: Sản phẩm mộc sau khi được xếp lên xe chuyên dụng vào khu vực lò nung. Gạch mộc tự cháy khi nhiệt độ được nâng lên tới 850°C. Tại đây gạch được công nhân xếp vào lò nung. Gạch được xếp từ hàng trước nối tiếp công nhiệt tới hàng sau được tác động lên dòng khí qua các van điều chỉnh tốc độ của quạt hút. Lò nung được chia thành các khoang, ở mỗi khoang có van điều phối nhiệt. Sau khi gạch vào lò nung đủ thời gian sẽ tiến hành khóa van điều phối nhiệt, gạch nguội và được dỡ ra khỏi lò. Khi khóa van ở khoang gạch đã nung sẽ tiến hành mở van điều phối ở khoang tiếp theo để nung gạch. Trong quá trình nung công nhân sẽ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để gạch đạt tiêu chuẩn, chất lượng.

Gạch sau khi nung sẽ được tháo ra khỏi lò qua cửa xuất nhập, sau đó phân loại và đưa ra bãi thành phẩm.

Bước 5: Ra lò, phân loại sản phẩm: Gạch được nung chín, hệ thống hút bụi và làm nguội qua kênh xử lý khí thải. Công nhân bốc dỡ, phân loại lên BeLet, sau đó được xe nâng đưa lên xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ và đưa vào bãi thành phẩm.

* Ưu điểm của lò vòng cải tiến sấy nung liên hoàn:

  • Rút ngắn thời gian phơi, sấy tự nhiên; giảm độ ẩm gạch mộc trước khi vào lò nung, giảm khí thải từ lò nung (do gạch vào lò nung có độ ẩm < 3%).
  • Tận dụng nhiệt thải của lò nung; giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu.
  • Ông khói cao 25m, đảm bảo khuếch tán khí thải đi xa.
  • Ra gạch ở môi trường bình thường, không làm tăng nhiệt độ vì khi hậu trong khu vực sản xuất; các hoạt động vận chuyển gạch mộc, gạch thành phẩm bằng xe chuyên dụng nên giảm nhiều sức lao động cho công nhân, điều kiện lao động được cải thiện đáng kể.
  • Chất lượng sản phẩm được nâng lên: giảm độ hút nước, tăng độ bền uốn và độ bền nén.
  • Chế độ nhiệt trong lò ổn định, có thể điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với các sản phẩm gạch nung có kích thước và độ dầy mỏng khác nhau.
  • Năng suất lao động tăng từ 70% lên 100%, giảm chi phí nhân công

Thiết bị máy móc phục vụ dây chuyền công nghệ sản xuất

Toàn bộ máy móc, thiết bị hệ chế biến, tạo hình, cơ khí, văn phòng được đầu tư và cải tiến từ năm 2008. Năm 2012, công ty lắp đặt thêm máy móc, thiết bị cho hệ lò vòng cải tiến. Cho đến nay tình trạng vận hành tương đối ổn định và tốt. Các máy móc thiết bị được sản xuất tại Việt Nam.

Bảng 1.2. Danh mục máy móc thiết bị

TT

Tên máy móc, thiết bị

Đơn vị

s0 lượng

Nguồn gOc

I

Hệ thong tạo hình

 

 

 

1

Cấp liệu thùng

Cái

01

Việt Nam

2

Máy cán trục

Cái

01

Việt Nam

3

Máy nhào lọc

Cái

01

Việt Nam

4

Máy đùn ép chân không

Cái

01

Việt Nam

5

Máy cắt

Cái

01

Việt Nam

6

Băng tải

Cái

03

Việt Nam

7

Máy nghiền than

Cái

01

Việt Nam

II

Hệ lò nung

 

 

 

8

Quạt hút khí thải lò nung

Cái

01

Việt Nam

9

Quạt hút khí thải lò sấy

Cái

01

Việt Nam

10

Xe chuyên dụng

Xe

60

Việt Nam

11

Van điều phối nhiệt lò nung, sấy

Cái

267

Việt Nam

III

Kho cơ khí

 

 

 

12

Máy hàn

Cái

01

Việt Nam

13

Máy tiện

Cái

02

Việt Nam

14

Máy phát điện

Cái

01

Việt Nam

IV

Khu văn phòng

 

 

 

15

Máy vi tính, máy in, máy photo (Mỗi loại 1 chiếc)

Chiếc

03

Việt Nam

TT

Tên máy móc, thiết bị

Đơn vị

s0 lượng

Nguồn gOc

I

Hệ thong tạo hình

 

 

 

V

Máy móc khác

 

 

 

16

Dụng cụ sửa chữa

Cái

04

Việt Nam

17

Máy bơm 1,5kw

Cái

02

Việt Nam

18

Ô tô vận chuyển

Cái

05

Việt Nam

19

Máy ủi

Cái

02

Việt Nam

20

Máy xúc

Cái

02

Việt Nam

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của Cơ sở là các loại gạch nung. Trong đó:

+ Gạch 2 lỗ TCVN: Kích thước 220 x 105 x 60mm

Gạch đất nung 2 lỗ chất lượng cao dùng xây dựng nhà, biệt thự, các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, thuỷ lợi...

+ Gạch đặc TCVN: Kích thước 220 x 105 x 60mm

Gạch đặc dùng để xây móng, hầm, tường chịu lực đòi hỏi cường độ chịu nén, cách ẩm, cách nhiệt... hoặc dùng để trang trí tường thô.

Công suất thiết kế: 15 triệu viên/năm.

Hình 1.4. Sản phẩm của nhà máy

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cư sở

4.1.Nguyên liệu, nhiên liệu

- Nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty được thể hiện trong các bảng dưới đây:

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hoá chất của nhà máy

STT

Nguyên liệu

Định mức

Đơn vị

Khối lượng/năm

1.

Đất

1,35 m3/1000 viên

m3

20.250

2.

Than

0,114 tấn/1000 viên

Tấn

1.710

3.

Dầu sử dụng cho máy xúc

 

m3

3,5

4.

Vôi

 

kg

50

Hình 1.5. Kho chứa nguyên liệu của cơ sở

4.2.Nhu cầu về điện, nước của cơ sở

a.Nhu cầu về điện

Nguồn điện cho hoạt động cơ sở được Công ty TNHH MTV điện lực Ninh Bình cung cấp.

Điện sử dụng cho các mục đích sau:

+ Đèn chiếu sáng bình thường bên ngoài và chiếu sáng, bảo vệ, sự cố...

+ Các thiết bị cơ điện ở mỗi xưởng

+ Điện cho máy móc văn phòng, máy móc các xưởng

+ Cung cấp điện cho hệ thống bơm chữa cháy, bơm cấp nước...

Nhu cầu sử dụng điện trung bình từ tháng 2/2024 đến tháng 12/2024 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng điện từ tháng 02/2024 đến 11/2024

STT

Tháng

Số lượng tiêu thụ (kWh/tháng)

Số lượng tiêu thụ (kWh/ngày)

1.

2/2024

7.207

240,23

2.

3/2024

2.433

81,10

3.

4/2024

2.215

73,83

4.

5/2024

1.987

66,23

STT

Tháng

Số lượng tiêu thụ (kWh/tháng)

Số lượng tiêu thụ (kWh/ngày)

5.

6/2024

2.798

93,27

6.

7/2024

9.153

305,10

7.

8/2024

7.889

262,97

8.

9/2024

6.379

212,63

9.

10/2024

2.667

88,90

10.

11/2024

1.396

46,53

Trung bình

4.412,4

147

Từ Bảng 1.4 cho thấy lượng điện tiêu thụ trung bình hiện tại của Cơ sở là 4.412,4 kWh/tháng, 147 kWh/ngày.

b.Nhu cầu về nước

Nhu cầu sử dụng nước:

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt:

+ Nguồn cấp: Từ giếng khoan. Nhà máy có 01 giếng khoan nước, máy bơm công suất 1,5kw, lưu lượng 6 m3/ngày đêm.

+ Nhu cầu sử dụng: Từ đầu năm 2024 đến nay, nhà máy đang dừng hoạt động sản xuất, chỉ tiến hành bốc xếp và vận chuyển bán nốt hàng tồn đọng từ năm 2023. Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy hiện tại chỉ khoảng 7-8 công nhân. Áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 13606:2023 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Yêu cầu thiết kế, định mức sử dụng nước là 60-120 lít/người/ngày. Do nhà máy không có hoạt động ăn trưa nên lấy định mức sử dụng nước là 60 lít/người/ngày. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước của nhà máy trong thời điểm hiện tại là 60x8 = 480 lít/ngày tương đương 0,48 m3/ngày đêm.

+ Khi nhà máy hoạt động 100%, số lượng cán bộ công nhân viên tại nhà máy tối đa là 50 người. Áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 13606:2023 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Yêu cầu thiết kế, định mức sử dụng nước là 60-120 lít/người/ngày. Do nhà máy không có hoạt động ăn trưa nên lấy định mức sử dụng nước là 60 lít/người/ngày. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước lớn nhất tại nhà máy là 60x50 = 3.000 lít tương ứng 3 m3/ngày đêm. Nhu cầu sử dụng nước lớn nhất với hệ số không điều hoà K = 1,2 là Qmax = 3x1,2 = 3,6 m3/ngày đêm.

Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất: Nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu là trong công đoạn ngâm ủ đất và chế biến tạo hình. Nước được lấy từ ao chứa nước mưa phía Tây Bắc nhà máy. Sử dụng 01 máy bơm nước công suất 1,5kw, lưu lượng 6 m3/ngày đêm bơm nước từ ao chứa về bể chứa dung tích khoảng 15 m3 gần khu vực nhà tạo hình.

Nhu cầu xả thải:

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lưu lượng nước cấp. Như vậy, lưu lượng xả thải của nhà máy thời điểm hiện tại trung bình khoảng 0,48 m3/ngày đêm. Nhu cầu xả thải lớn nhất khi nhà máy hoạt động 100% công suất là 3 m3/ngày đêm. Nhu cầu xả thải lớn nhất với hệ số không điều hoà K = 1,2 là 3,6 m3/ngày đêm. Nước thải được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại số 1, sau đó theo đường ống PVC D110 về bể tự hoại số 2. Định kỳ, chủ cơ sở thuê đơn vị đến thông hút bể phốt, không xả nước thải ra ngoài môi trường

Nước thải sản xuất: Tron quá trình sản xuất không phát sinh nước thải. Do đó, nhà máy không xả nước thải sản xuất ra ngoài môi trường.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha