Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bia

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản xuất bia. Cơ sở bắt đầu vào hoạt động sản xuất chính thức từ năm 2011 với dây chuyền sản xuất bia với tổng công suất giai đoạn 1 là 25 triệu lít/năm.

Ngày đăng: 14-04-2025

108 lượt xem

MỤC LỤC....................................................................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG....................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH...................................................................................... viii

MỞ ĐẦU....................................................................................................... ix

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................... 12

1.1.   Tên chủ cơ sở.......................................................................................... 12

1.2.   Tên cơ sở................................................................................................ 12

1.3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.................................... 16

1.4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....... 24

1.4.1.   Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất............................................................ 24

1.4.2.   Nguồn cung cấp điện, nước.................................................................... 24

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 33

2.1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:... 33

2.2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường............. 35

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 36

3.1.    Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:............. 38

3.1.1.   Thu gom, thoát nước mưa...................................................................... 38

3.1.2.   Thu gom, thoát nước thải....................................................................... 40

3.1.3.   Xử lý nước thải:................................................................................... 44

3.2.    Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:................................................... 55

3.3.    Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................... 62

3.3.1.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:...................... 62

3.3.2.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:......... 63

3.4.    Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................ 66

3.5.    Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................... 70

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường...................................... 70

3.6.1.   Sự cố của hệ thống xử lý nước thải......................................................... 71

3.6.2.   Sự cố hệ thống xử lý khí thải................................................................. 74

3.6.3.   Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác......................................... 76

3.7.    Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường..... 85

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......... 89

4.1.   Nội dung đề nghị cấp phép xả nước thải và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải...... 89

4.2.   Nội dung đề nghị cấp phép xả khí thải và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải..... 95

4.3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.... 97

4.4.   Nội dung đề nghị cấp phép về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường...99

4.6. Nội dung đề nghị cấp phép về các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường........ 102

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............. 104

5.1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................ 104

5.2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải......................... 106

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ109

6.1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:......................... 109

6.2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật: 111

6.2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ........................................... 111

6.2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................. 111

6.2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở. 111

6.2.4.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................ 111

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ...... 113

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ....................... 114

8.1.    Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường 114

8.2.    Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan...... 114

PHỤ LỤC............................................................. 116

MỞ ĐẦU

Công ty cổ phần ........ – Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Công ty) hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .... do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 09 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 17 tháng 05 năm 2022. Ngành nghề hoạt động chính là sản xuất bia với công suất 25 triệu lít/năm.

Năm 2007 Công ty đầu tư dự án xây dựng nhà máy bia tại Hải Phòng trên mặt bằng có diện tích 63.249,4 m2 theo GCNQSDĐ ...do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng cấp ngày 02/07/2014. Đăng ký hoạt động sản xuất bia chai. Dự án được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM số 894/QĐ-UBND ngày 30/05/2007 và Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp Bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành số 07/GXN-STN&MT ngày 28/05/2014. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi số 563/GP-UBND ngày 04/03/2020.

Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường 2020, Công ty lập hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Nhà máy bia Hà Nội tại Hải Phòng trình UBND thành phố Hải Phòng cấp Giấy phép.

Các hạng mục công trình phục vụ hoạt động sản xuất, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của cơ sở thuộc phạm vi cấp phép được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1. Danh mục các hạng mục công trình của cơ sở thuộc phạm vi cấp phép

TT

Các hạng mục công trình của Dự án theo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 30/05/2007

Hạng mục xin cấp phép

I

Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng

1

Cổng chính nhà máy

X

2

Nhà bảo vệ

X

3

Nhà nấu và phụ trợ, nhà cầu ống

X

4

Nhà lên men

X

5

Nhà điều hành trung tâm, gây men

X

6

Nhà bia thành phẩm

X

7

Nhà xử lý nguyên liệu

X

8

Silo nguyên liệu

X

9

Nhà chiết chai, chiết lon và kho thành phẩm

X

10

Khu xử lý nước cấp

X

11

Trạm phân phối trung thế

X

12

Nhà nồi hơi, bãi than

X

13

Bãi chất thải rắn

X

14

Khu xử lý nước thải

X

15

Bãi chứa vỏ chai, két nhựa

X

16

Nhà hành chính

X

17

Nhà ăn ca

X

18

Nhà để xe cán bộ nhân viên

X

19

Trạm bơm nước cứu hỏa

X

20

Sân vườn, đất trống

X

II

Công trình bảo vệ môi trường

 

1

Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 490 m3/ngày đêm

X

2

05 bể tự hoại 3 ngăn

X

3

Hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 25.000-35.000 m3/giờ

X

4

Kho chứa chất thải công nghiệp thông thường diện tích 50 m2

X

5

Bãi chất thải rắn lưu chứa chất thải công nghiệp thông thường diện tích 250 m2

X

6

Khu vực lưu chứa tro xỉ lò hơi diện tích 10 m2

X

7

Kho chứa CTNH diện tích 3,84 m2

X

III

Dây chuyền, thiết bị sản xuất

 

1

Dây chuyền sản xuất bia giai đoạn 1-công suất 25 triệu lít/năm

X

Như vậy, phạm vi báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường này bao gồm toàn bộ các công trình đã đăng ký theo hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt.

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án được lập dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

  • Luật bảo vệ môi trường 2020.
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Quyết định số 146/ QĐ-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030.
  • Quyết định số 894/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Nhà máy sản xuất bia tại Hải Phòng” do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 30/05/2007.
  • Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp Bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành số 07/GXN-STN&MT do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 28/05/2014.
  • Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi số 563/GP-UBND Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp ngày 04/03/2020.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên chủ cơ sở

Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần ..... – Hải Phòng

Địa chỉ văn phòng (trụ sở chính): Thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ............

Chức danh: Giám đốc Công ty

Điện thoại: .........; E-mail:........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .......... cấp lần đầu ngày 24/09/2007 và thay đổi lần 4 ngày 17/05/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.

- Mã số thuế: ............

1.2. Tên cơ sở:

Tên cơ sở: Công ty cổ phần ....... – Hải Phòng

Địa điểm cơ sở: Thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Vị trí của cơ sở:

Hình 1. Vị trí cơ sở

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giấy phép môi trường thành phần:

Quyết định số 894/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Nhà máy sản xuất bia Hà Nội tại Hải Phòng” do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 30/05/2007.

Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp Bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành số 07/GXN-STN&MT do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 28/05/2014.

Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi số 563/GP-UBND Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp ngày 04/03/2020.

Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): cơ sở có tổng vốn đầu tư là 328.455.912.000 (Ba trăm hai tám tỉ, bốn trăm lăm lăm triệu chín trăm mười hai nghìn đồng) nên thuộc nhóm B (theo điều 9, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14, ngày 13/6/2019).

Cơ sở sản xuất bia (thuộc phân loại Mức III tại mục số 14, Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP) thuộc danh mục ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP và cơ sở thuộc phân loại nhóm II tại mục số 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP nên căn cứ khoản 3 Điều 41 Luật bảo vệ môi trường, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường là UBND thành phố Hải Phòng.

Cơ sở hoạt động tại khu đất có tổng diện tích 63.249,4 m2 tại Thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Khu đất đã được UBND thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BU435995 ngày 02/07/2014 với mục đích sử dụng đất đã được điều chỉnh “Xây dựng Nhà máy bia Hà Nội tại Hải Phòng”.

Cơ sở bắt đầu vào hoạt động sản xuất chính thức từ năm 2011 với dây chuyền sản xuất bia với tổng công suất giai đoạn 1 là 25 triệu lít/năm.

Hình 2. Tổng mặt bằng của cơ sở Công ty Cổ phần... – Hải Phòng được xây dựng và hoạt động trên khu đất có tổng diện tích 63.249,4 m2 do UBND Thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ..... Quy mô các hạng mục công trình của Cơ sở như sau:

Bảng 2. Danh sách các hạng mục Công trình

Stt

Tên hạng mục

Đơn vị

Diện tích

1

Cổng chính nhà máy

m2

40

2

Nhà bảo vệ

m2

30

3

Nhà nấu và phụ trợ, nhà cầu ống

m2

2.300

4

Nhà lên men

m2

450

5

Nhà điều hành trung tâm, gây men

m2

310

6

Nhà bia thành phẩm

m2

80

7

Nhà xử lý nguyên liệu

m2

160

8

Silo nguyên liệu

m2

50

9

Nhà chiết chai, chiết lon và kho thành phẩm

m2

5.120

10

Khu xử lý nước cấp

m2

300

11

Trạm phân phối trung thế

m2

210

12

Nhà nồi hơi, bãi than

m2

350

13

Bãi chất thải rắn

m2

300

14

Khu xử lý nước thải

m2

600

15

Bãi chứa vỏ chai, két nhựa

m2

1.000

16

Nhà hành chính

m2

375

17

Nhà ăn ca

m2

600

18

Nhà để xe cán bộ nhân viên

m2

200

19

Trạm bơm nước cứu hỏa

m2

2

20

Sân vườn, đất trống

m2

50.772,40

 

Tổng

 

63.249,4

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

a.Công suất hoạt động của cơ sở

Cơ sở đang vận hành dây chuyền sản xuất bia với tổng công suất 25 triệu lít/năm – giai đoạn 1.

b.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình công nghệ sản xuất bia được thể hiện như hình sau:

Hình 3. Quy trình công nghệ sản xuất bia

Thuyết minh công nghệ: quá trình sản xuất bia bao gồm các công đoạn sản xuất chính như sau:

1.Chuẩn bị

Malt và gạo (gọi tắt là nguyên liệu) được đưa đến bộ phận nghiền nguyên liệu thành các mảnh nhỏ, sau đó được chuyển sang nồi gạo và nồi malt để ngâm tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá nguyên liệu và trích ly tối đa các chất hoà tan trong nguyên liệu. Các nhà sản xuất bia thường sử dụng các thiết bị nghiền thô hoặc nghiền ướt.

2.Nấu

Quá trình nấu gồm có 4 công đoạn:

Hồ hoá và đường hoá: nguyên liệu sau khi xay nghiền được chuyển tới thiết bị hồ hoá và đường hoá bằng cách điều chỉnh hỗn hợp từ các nhiệt độ khác nhau. Hệ enzyme thích hợp chuyển hoá các chất có trong nguyên liệu thành dạng hoà tan trong dịch: các enzyme thuỷ phân tinh bột tạo thành đường, thuỷ phân các chất protein thành axit amin và các chất hoà tan khác nhau sau đó được đưa qua lọc hèm để tách đường và các chất hoà tan khỏi bã bia.

Lọc dịch đường: dịch hèm được đưa qua máy lọc nhằm tách bã hèm ra khỏi nước nha. Thiết bị lọc dịch đường phổ biến có 2 loại là nồi lọc lắng hoặc máy ép lọc khung bản. Tổng thời gian của quá trình lọc (lọc, rửa, vệ sinh) khoảng 2h00 phút

Đun sôi với hoa Houblon: dịch đường sau khi lọc được hoà trộn với hoa Houblon và đun sôi trong 60 phút (dùng hơi nước để gia nhiệt). Mục đích của quá trình nhằm ổn định thành phần của dịch đường, tạo sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của hoa hublon.

Lắng nóng dịch đường: dịch sau khi nấu được đưa qua bồn lắng xoáy nhằm tách cặn hoa, tổng thời gian của quá trình lắng là 45 phút.

Quá trình nấu sử dụng nhiều năng lượng dưới dạng nhiệt năng và điện năng cho việc vận hành các thiết bị; hơi nước phục vụ cho gia nhiệt và đun sôi.

3.Lên men

Chuẩn bị lên men:

Làm lạnh và bổ sung oxy: dịch đường sau lắng có nhiệt độ khoảng 85 – 950C được đem hạ nhiệt độ nhanh đến 100C và bổ sung oxy với nồng độ 6 – 8 mg O2/lít. Quá trình lạnh nhanh được thực hiện trong các thiết bị trao đổi nhiệt với môi chất lạnh là nước lạnh 1 – 20C.

Chuẩn bị men giống: nấm men giống được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, tiến hành nhân giống trong các điều kiện thích hợp nhằm tăng số lượng nấm men trước khi đưa vào thùng lên men.

Lên men chính: dịch đường (nước nha) được cấp bổ sung oxy, làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp để tiến hành các quá trình lên men chính với thời gian và điều kiện phù hợp. Việc lên men có thể được thực hiện trong các tank không có bảo ôn và đặt trong nhà lạnh được kiểm soát nhiệt độ theo các chế độ nhiệt độ chung của phòng lên men. Công nghệ lên men trong phòng lạnh hiện nay không còn phổ biến do tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc chạy lạnh trong phòng lên men và khó khăn trong việc thao tác vận hành. Khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men được thu hồi. Thời gian lên men chính là 7 ngày.

Lên men phụ: dịch sau khi kết thúc giai đoạn lên men chính được chuyển sang giai đoạn lên men phụ để hoàn thiện chất lượng bia (tạo hương và vị đặc trưng). Quá trình lên men này diễn ra chậm, tiêu hao một lượng đường không đáng kể, bia được lắng trong và bão hoà CO2. Thời gian lên men từ 14 – 18 ngày tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng loại bia.

Lọc: bia sau lên men được đem lọc làm bia có độ trong theo yêu cầu. Việc lọc trong bia luôn thực hiện với sự duy trì nhiệt độ lạnh cho bia trước và sau khi lọc khoảng – 10C đến 10C. Tác nhân quan trọng để lọc bia là các loại bột trợ lọc khác nhau. Sau khi lọc chúng trở thành chất thải và là vấn đề gây ô nhiễm lớn trong quá trình sản xuất

4.Hoàn thiện

Bia sau lọc tiến hành bão hoà CO2. Bia tươi thu được chuyển sang công đoạn chiết chai à thanh trùngà nhập kho àtiêu thụ.

* Các quá trình phụ trợ:

a, Quá trình vệ sinh:

Trong sản xuất bia quá trình vệ sinh đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các yêu cầu công nghệ và an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm. Ngoài ra việc vệ sinh còn chứa đựng nhiều vấn đề gây ô nhiễm môi trường nếu không được thiết lập quy trình và quản lý đúng mức. Vệ sinh bao gồm các công việc liên quan đến khu vực sản xuất và vệ sinh thiết bị. Các thiết bịcủa nhà máy luôn trang bị các bộ phận có thể cho phép khâu làm vệ sinh tiến hành hoàn toàn tự động trong thiết bị (gọi là CIP). Các giai đoạn trong quy trình CIP bao gồm:

Khâu tráng rửa ban đầu: các bồn chứa và đường ống được rửa bằng nước nóng để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt. Nước rửa không được tái sử dụng mà thải ra hệ thống xử lý nước thải. Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào độ bẩn của các bồn và đường ống.

Khâu rửa bằng hoá chất: Sau khi kết thúc quá trình rửa ban đầu, các bồn chứa và đường ống được súc rửa bằng dung dịch xút nóng ở nhiệt độ 70 – 850C để tẩy sạch các chất bẩn còn bámở bề mặt. Thời gian tuần hoàn xút nóng 15 – 30 phút tuỳ thuộc vào mức độ bẩn của thiết bị xút nóng được thu hồi về thiết bị chứa để tái sử dụng. Sau khi tuần hoàn xút nóng thiết bị được tráng rửa bằng nước.

Khâu súc rửa cuối cùng: các bồn và đường ống được súc rửa lần cuối với dung dịch nước ở nhiệt độ môi trường để làm sạch các chất tẩy rửa còn lại. Phần nước này được thu hồi và tái sử dụng cho khâu súc rửa sơ bộ.

b, Quá trình cung cấp hơi:

Hệ thống nồi hơi đốt than gồm 1 lò, công suất lò 4tấn/h với áp suất tối đa 10 bar. Từ nồi hơi, hơi nước nóng được dẫn trong cá cống chịu áp cung cấp nhiệt cho các thiết bị cần gia nhiệt. Hơi nước sau quá trình trao đổi nhiệt được dẫn về nồi hơi tuần hoàn sử dụng. Hàng ngày, nước sẽ được cấp bổ sung khoảng 1 m3 để bù phần nước thất thoát trong quá trình sử dụng.

c, Quá trình cung cấp lạnh cho sản xuất:

Hệ thống máy lạnh với môi chất NH3 công suất 770 Kw sẽ làm lạnh glycol hoặc nước là các môi chất thứ cấp cho các thiết bị lên men và trao đổi nhiệt.

d, Quá trình cung cấp khí nén:

Khí nénđược cung cấp bởi máy nén khí, chứa sẵn trong các bồn chứa; khí nén được dự trữ ởáp suất 9 bar hoạt động tự động.

đ, Quá trình thu hồi và sử dụng CO2:

Bao gồm ba lồng chứa, thiết bị rửa, máy nén khí CO2 công suất 150 kg/h, thiết bị loại nước, lọc than hoạt tính, thiết bị lạnh, thiết bị ngưng tụ CO2, 1 thiết bị bay hơi CO2, hệ thống đường ống phụ kiện. Toàn bộ CO2 trong quá trình lên men sẽ được thu hồi lại và sử dụng cho việc bão hoà CO2 của bia thành phẩm trong quá trình lọc.

Danh mục máy móc thiết bị sản xuất của cơ sở

Để sản xuất sản phẩm của dự án gồm bia lon, bia chai, Công ty sử dụng dây chuyền máy móc sản xuất như sau:

Bảng 3.Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất tại Nhà máy

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

A

Khu vực xử lý nguyên liệu

 

 

1

Silo chứa gạo dung tích100 tấn

cái

1

2

Silo chứa malt dung tích150 tấn

cái

3

3

Hệ thống làm sạch malt công suất 2 tấn

ht

1

4

Hệ thống làm sạch gạo công suất 1 tấn/h

ht

1

5

Hệ thống nghiền gạo công suất 1 tấn/h

ht

1

6

Hệ thống nghiền malt công suất 2 tấn/h

ht

1

7

Bộ cấp gạo 1.500 kg/mẻ

Bộ

1

B

Khu vực nhà nấu

 

 

8

Nồi malt V= 19,2 m3, thể tích hữu dụng 15,6 m3, đường kính 3.200 mm

cái

1

9

Nồi cháo V= 9,1 m3, thể tích hữu dụng 5,3 m3, đường kính 2.200 mm

cái

1

10

Hệ thống phân phối dịch cháo (đường ống, phụ kiện, bơm công suất 30 -100 m3/h)

 

 

11

Thiết bị lọc lắng V = 36,2 m3, đường kính 5.000 mm

cái

1

12

Bơm dịch đường công suất 11 – 17 m3/h

cái

1

13

Bồn chứa hình chữ nhật V = 7m3

cái

1

14

Silo chứa và bán bã ướt cho 8 mẻ nấu hình trụ thể tích 45 m3

cái

1

15

Nồi hoa inox V = 31,1 m3, đường kính 3.500 mm

cái

1

16

Bơm dịch công suất 25m3/h

cái

1

17

Bộ định lượng houblon gồm 2 thùng chứa inox V = 80 lít

cái

2

18

Thùng lắng xoáy inox V = 28,5 m3, đường kính 3.800 mm

cái

1

19

Tank chứa inox V = 1,5 m3

cái

1

20

Bơm bã công suất 6m3/h

cái

1

21

Thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản 25m3/h

cái

1

22

Tank chứa nước thường 90 m3

cái

1

23

Tank thu hồi nước 5,2 m3

cái

1

24

Tank xút 5,2 m3

cái

2

25

Tank axít 5,2 m3

cái

1

C

Khu vực lên men và nhân men

 

 

26

Tank lên men thể tích 165 m3, thể tích hữu dụng 120 m3, đường kính 4.000 mm, chiều cao 13.880 mm

cái

12

27

Thiết bị nhân giống nấm men V = 500 lít;

cái

1

28

Thiết bị thanh trùng nấm men V = 3 m3

cái

1

29

Tank chứa nấm men V = 7,2 m3

cái

3

D

Hệ thống lọc bia

 

 

30

Thiết bị lọc nến với chất trợ lọc kieselguhr công suất 10 m3/h

cái

1

31

Tank trung gian chứa bia chưa lọc V = 4 m3

cái

1

32

Hệ thống khử khí cho nước và pha bia công suất 2,5 m3

cái

1

E

Tank chứa bia sau lọc dạng out - door

 

 

33

Tank chứa bia sau lọc men V = 84 m3

cái

3

F

Hệ thống lạnh

 

 

34

Hệ thống máy nén piston với môi chất NH3, công suất 1000 kW

cái

2

35

Thiết bị ngưng tụ bốc hơi môi chất NH3

cái

1

36

Thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản làm lạnh glycol công suất 1000 kW

cái

1

G

Hệ thống thu hồi CO2

 

 

37

Balông chứa, thiết bị rửa, máy nén CO2 công suất 250 kg/h

cái

1

38

Tank chứa CO218m3

cái

1

H

Hệ thống khí nén

 

 

39

Máy nén khí trục vít nén 2 cấp không dầu công suất 7,5

cái

2

 

m3/phút; áp suất 8 bar

 

 

I

Hệ thống hơi

 

 

40

Hệ thống nồi hơi đốt than công suất 4 tấn/h, áp suất 10 bar

1

J

Máy phát điện dự phòng

 

 

41

Máy phát điện dự phòng công suất 500 kVA

cái

1

c.Sản phẩm của cơ sở:

Bảng 4.Sản phẩm của cơ sở

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Khối lượng

Hình ảnh sản phẩm

1

Bia đóng chai   và bia lon

lít/năm

25.000.000

 

d) Chế độ làm việc:

- Tổng số lao động 73 người, gồm:

+ Ban lãnh đạo: Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng: 3 người

+ Bộ phận Phòng tổng hợp: 16

+ Bộ phận Phòng tài chính: 4

+ Bộ phận Phòng kỹ thuật: 22 người

+ Nhân viên môi trường: 1 người

+ Bộ phận sản xuất: 27 người

+ Số ca làm việc 3 ca/ngày, thời gian làm việc tối đa 8h/người/ca, số lượng công nhân làm việc tại từng ca không cố định, phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất, khối lượng sản xuất.

>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha