Báo cáo đề xuất Giấy phép môi trường cơ sở nhà máy chế biến bột cá

Báo cáo đề xuất (GPMT) giấy phép môi trường cơ sở nhà máy chế biến bột cá.Công suất thiết kế tối đa của cơ sở là 25 tấn thành phẩm/ngày (tương đương khoảng 9.000 tấn thành phẩm/năm).

Ngày đăng: 09-04-2025

4 lượt xem

MỤC LỤC...................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................... 4

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... 5

DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................... 6

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ..................................... 7

1.1.  Tên chủ cơ sở................................................................................... 7

1.2.  Tên cơ sở........................................................................................... 7

1.2.1.   Địa điểm cơ sở........................................................................... 7

1.2.2.   Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án...8

1.2.3.   Quy mô của cơ sở........................................................................ 9

1.2.4.     Yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022..... 9

1.2.5.   Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ................................................ 9

1.2.6.   Phân nhóm dự án đầu tư.......................................................................... 9

1.3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.......................... 10

1.3.1.   Công suất hoạt động của cơ sở................................................................. 10

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của cơ sở.............................................................. 11

1.3.3.   Sản phẩm của cơ sở.......................................................................... 13

1.3.4.   Danh mục máy móc, thiết bị............................................................ 13

1.4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở.....14

1.4.1.   Nhu cầu nguyên, vật liệu, hóa chất.......................................................... 14

1.4.2.   Nhu cầu sử dụng hóa chất........................................................................ 14

1.4.3.   Nhu cầu sử dụng lao động và thời gian làm việc................................... 14

1.4.4.   Nhu cầu sử dụng điện.............................................................................. 14

1.4.5.   Nhu cầu sử dụng nước............................................................................. 14

1.5.  Thông tin khác liên quan đến cơ sở..................................................... 15

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ SO VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 16

2.1.  Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 16

2.2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.................. 17

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.... 22

3.1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.............. 22

3.1.1.   Thu gom, thoát nước mưa........................................................................ 22

3.1.2.   Thu gom, thoát nước thải............................................................................... 22

3.1.3.   Xử lý nước thải.............................................................................................. 22

3.2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải..................................................... 27

3.2.1.   Công trình xử lý khí thải từ lò hơi........................................................... 27

3.2.3.   Công trình xử lý khí thải lò sấy................................................................ 29

3.2.4.   Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng.............. 30

3.3.  Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải rắn............................................ 31

3.3.1.   Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt.............................................. 31

3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường....................................................... 31

3.3.3.   Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại....................... 32

3.4.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................... 33

3.5.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành....... 33

3.6.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM)....36

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......... 38

4.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................... 38

4.1.1.  Nguồn phát sinh nước thải..................................................................... 38

4.1.2.  Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép................................ 38

4.1.3.  Dòng nước thải........................................................................................ 38

4.2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải........................................ 39

4.2.1.  Nguồn phát sinh khí thải...................................................................... 39

4.2.2.  Dòng khí thải................................................................................... 39

4.2.3.  Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải... 39

4.2.4.  Vị trí, phương thức xả thải................................................................... 40

4.3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................. 40

4.3.1.  Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:............................................................ 40

4.3.2.  Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:............................................................... 40

4.3.3.  Giá trị, giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung............................................ 40

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............... 42

5.1.  Thông tin chung về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường........... 42

5.1.1.   Tóm tắt tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà chủ cơ sở phải thực hiện... 42

5.1.2.  Tóm tắt các vấn đề liên quan đến môi trường (kèm theo các văn bản báo cáo trong Phụ lục) của chủ cơ sở đã gửi cơ quan có thẩm quyền... 43

5.2.  Kết quả hoạt động của công trình xử lý nước thải................................. 43

5.2.1.  Tổng hợp thông tin của từng năm về tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp xả ra ngoài môi trường.... 43

5.2.2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2023...... 43

5.2.3.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2024......... 45

5.2.4.  Các sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải (nếu có), quy chuẩn kỹ thuật môi trường và nguyên nhân, biện pháp rà soát, khắc phục...... 47

5.2.5.  Các thời điểm đã thực hiện duy tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của công trình xử lý nước thải    47

5.2.6.  Đánh giá tổng hợp về hiệu quả, mức độ phù hợp, khả năng đáp ứng của công trình xử lý nước thải...... 47

5.3.  Kết quả hoạt động của công trình xử lý bụi, khí thải........................................... 47

5.3.1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải năm 2023........ 47

5.3.2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải năm 2024........... 48

5.3.3.  Các sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải (nếu có), quy chuẩn kỹ thuật môi trường và nguyên nhân, biện pháp rà soát, khắc phục... 49

5.3.4.  Các thời điểm đã thực hiện duy tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của công trình xử lý bụi, khí thải    49

5.3.5.  Đánh giá tổng hợp về hiệu quả, mức độ phù hợp, khả năng đáp ứng của công trình xử lý bụi, khí thải...... 49

5.4.  Tình hình phát sinh, xử lý chất thải............................................................... 50

5.5.  Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở..................... 51

CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ... 52

6.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................... 52

6.1.1.  Thời gian dự kiến vận hành........................................................................ 52

6.1.2.  Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải..52

6.2.  Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật........ 53

6.3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm....................................... 53

CHƯƠNG 7. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................ 54

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1.Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH ......

+ Địa chỉ văn phòng: An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

+ Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ........ Chức vụ: Tổng giám đốc

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp lần đầu ngày 02 tháng 08 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 10 tháng 10 năm 2013.

1.2.Tên cơ sở

“NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT CÁ”

(sau đây gọi tắt là cơ sở)

1.2.1.Địa điểm cơ sở

- Cơ sở được thực hiện tại ...xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, có vị trí tứ cận tiếp giáp như sau:

  • Phía Đông Bắc: Giáp đường Lô Hồ Dầu.
  • Phía Đông Nam: Giáp Công ty TNHH Bột cá Đông Dương.
  • Phía Tây Nam: Giáp sông Cái Bé.
  • Phía Tây Bắc: Giáp Công ty TNHH Minh Châu

- Tọa độ mốc ranh giới khu đất cơ sở được trình bảy trong bảng sau:

Bảng 1.1. Tọa độ mốc ranh giới khu đất cơ sở

Kí hiệu

Tọa độ X

Tọa độ Y

A

1090149

569410

B

1090115

569431

C

1090064

569321

D

1090090

569305

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 104o30’, múi chiếu 3o).

Hình 1.1. Hình ảnh vị trí cơ sở

1.2.2.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ......... đăng ký lần đầu ngày 01/08/2007, thay đổi lần thứ 5 ngày 10/10/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H001570 cấp ngày 10/10/2007 của UBND huyện Châu Thành.

+ Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Nhà máy chế biến bột cá”.

+ Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Phương án thay đổi công nghệ là hơi đốt than đá sang sử dụng lò hơi đốt trấu trong sản xuất bột cá.

+ Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận việc xin điều chỉnh, thay đổi một số nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy Chế biến Bột cá”.

+ Giấy xác nhận số 05/GXN-STNMT ngày 01/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án “Nhà máy Chế biến Bột cá” ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1042/GP-UBND ngày 28/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang:

  • Tọa độ vị trí xả thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 10403’, múi chiếu 30), như sau: X = 1089779, Y = 514562.
  • Phương thức xả nước thải: Tự chảy.
  • Chế độ xả nước thải: 24 giờ/ngày (liên tục các ngày trong năm).
  • Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 80 m3/ngày.đêm.
  • Chất lượng nước thải: Đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản (QCVN 11- MT:2015/BTNMT, cột B).
  • Thời hạn của Giấy phép là 05 năm.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 1164/GP-UBND ngày 15/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang:

  • Tầng chứa nước khai thác: Tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên (qp2-3).
  • Số giếng khai thác: 02 (hai) giếng.
  • Tổng lượng nước khai thác theo giấy phép đã được cấp: 50 m3/ngày đêm.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 1403/GP-UBND ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang:

  • Nguồn nước khai thác, sử dụng: Sông Cái Bé.
  • Chế độ khai thác: 24/24 giờ/ngày đêm.
  • Tổng lưu lượng khai thác theo giấy phép được cấp: 160 m3/ngày đêm.

1.2.3.Quy mô của cơ sở

Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, cơ sở có vốn đầu tư là 17.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười bảy tỷ đồng) → Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 của Luật Đầu tư công cơ sở thuộc dự án nhóm C (Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Khoản 4 Điều 9 Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng).

1.2.4.Yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

Cơ sở không có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

1.2.5.Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Loại hình sản xuất của cơ sở là chế biến thủy sản.

1.2.6.Phân nhóm dự án đầu tư

Căn cứ STT 1 mục I Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022: Cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (chế biến thủy sản công suất từ 1.000 đến dưới 20.000 tấn sản phẩm/năm) ® Dự án đầu tư nhóm II.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

+ Công suất thiết kế tối đa của cơ sở là 25 tấn thành phẩm/ngày (tương đương khoảng 9.000 tấn thành phẩm/năm).

+ Công suất sản xuất của cơ sở năm 2023 khoảng 6.000 tấn thành phẩm/năm và năm 2024 khoảng 7.000 tấn thành phẩm/năm.

+ Số lượng công nhân viên làm việc: 30 người, làm việc 8 giờ/ca, 2 ca/ngày.

+ Cơ sở đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục với diện tích là 4.566,2 m2, chi tiết các hạng mục công trình xây dựng được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.2. Các hạng mục công trình xây dựng của cơ sở

TT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

I

Hạng mục chính

 

 

1

Nhà xưởng sản xuất

763,04

16,71

2

Nhà làm việc

267,9

5,87

II

Hạng mục công trình phụ trợ

 

 

1

Nhà nhập nguyên liệu

185,44

4,06

2

Nhà bảo vệ

10

0,22

3

Nhà để xe

42

0,92

4

Nhà đặt máy phát điện

10

0,22

5

Nhà ở tập thể

84

1,84

6

Bên lên hàng

730,8

16

7

Nhà kho nguyên liệu

270,04

5,91

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Khu vực hệ thống xử lý nước thải

102

2,23

2

Khu vực hệ thống xử lý khí thải

108

2,37

3

Kho chất thải nguy hại

3

0,07

4

Kho chất thải rắn công nghiệp thông thường

20

0,44

5

Tháp giải nhiệt

5

0,11

6

Nhà vệ sinh

16

0,35

7

Bể lắng tuần hoàn của lò hơi

44,66

0,98

8

Bể lắng tuần hoàn của tháp khử mùi

24

0,53

IV

Sân đường nội bộ, cây xanh

1.880,3

41,18

Tổng cộng

4.566,2

100

1.3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Cơ sở đã bố trí 3 dây chuyền sản xuất bột cá. Trong đó, 2 dây chuyền được sử dụng luân phiên và 1 dây chuyền dự phòng. Quy trình sản xuất bột cá tại cơ sở như sau:

Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất bột cá

Thuyết minh quy trình:

Tiếp nhận nguyên liệu

Nguyên liệu bao gồm cá tươi từ các vựa cá lớn nhỏ của tỉnh Kiên Giang, của ngư dân địa phương và một số nhà máy chế biến thủy sản. Cá tươi sau khi thu mua được chuyển về khu vực tiếp nhận nguyên liệu và được công nhân tiến hành kiểm tra loại bỏ tạp chất, sau đó đưa lên hệ thống băng chuyền đưa nguyên liệu vào công đoạn tiếp theo. Tại khu vực tiếp nhận nguyên liệu sẽ phát sinh túi nylon, nước thải và mùi hôi.

Hấp gián tiếp

Cá và phế phẩm theo băng tải đi qua công đoạn hấp chín, công đoạn này được cấp nhiệt từ lò hơi. Hơi nóng đồng nhất đi xuyên qua nguyên liệu ở nhiệt độ được kiểm soát, cá được hấp chín đồng đều.

Quá trình hấp cá tối ưu ở khoảng nhiệt độ 90 – 95 °C trong khoảng thời gian 10- 20 phút. Cả 2 thông số nhiệt độ và thời gian hấp đều điều chỉnh được trên máy hấp giúp đạt nhiệt độ và thời gian hấp thích hợp. Công đoạn phát sinh khí thải, mùi hôi.

Sấy

Nguyên liệu được đưa vào máy sấy sử dụng hơi hóa nhiệt cung cấp từ lò hơi sử dụng trấu làm nhiên liệu đốt. Quá trình sấy với nhiệt độ sấy khoảng 80 - 90°C trong thời gian khoảng 100 phút làm giảm độ ẩm đến mức yêu cầu để thời gian bảo quản được dài hơn, đồng thời hạn chế sự xâm nhiễm vi sinh vật, giảm mùi hôi cho sản phẩm, độ ẩm đạt yêu cầu 8%. Công đoạn này chủ yếu phát sinh nhiệt thừa từ máy sấy và khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu trấu của lò hơi, cơ sở đã lắp đặt hệ thống xử lý khí thải từ lò hơi để xử lý khí thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Hình 1.3. Máy hấp tại cơ sở

Làm mát

Sau khi sấy, nguyên liệu trở lên nóng hơn do nhiệt độ hấp chín, nên rất cần thiết phải có thêm bước làm nguội trước khi qua các công đoạn tiếp theo. Công đoạn này chủ yếu phát sinh nhiệt, tiếng ồn và mùi.

Sàng quay

Sau khi được làm mát, bột cá qua hệ thống sàng để loại bỏ hết tạp chất, cát sạn, kim loại trước khi đưa vào máy nghiền. Công đoạn này chủ yếu phát sinh tiếng ồn và mùi hôi.

Nghiền

Để có được thành phẩm với độ mịn thích hợp, nguyên liệu sẽ được nghiền, sàng theo kích cỡ hạt mong muốn. Sau khi trải qua các công đoạn chế biến trên, thành phẩm tạo ra sẽ được làm nguội trước khi đóng gói, vô bao và đưa vào lưu trữ tại kho thành phẩm trước khi xuất ra thị trường.

Hình 1.4. Khu vực thành phẩm tại cơ sở

1.3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở là bột cá với công suất tối đa là 25 tấn thành phẩm/ngày tương đương khoảng 9.000 tấn thành phẩm/năm.

1.3.4.Danh mục máy móc, thiết bị

Danh sách các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất của cơ sở đã lắp đặt được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.3. Danh mục các máy móc thiết bị sử dụng tại cơ sở

TT

Máy móc, thiết bị

Số lượng

Năm sản xuất

Tình trạng

1

Hệ thống băng chuyền

3

 

 

 

 

 

 

 

2007

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động tốt

2

Bể chứa nguyên liệu

3

3

Vít tải cấp liệu 3 HP

3

4

Lò sấy 75 HP nhiệt độ 165 – 168oC

3

5

Hệ thống làm mát bột phân 15 HP

3

6

Lưới lọc sàng quay 2 HP

3

7

Bộ phận nạp cá vào máy nghiền

3

8

Máy nghiền 30 HP

3

9

Băng tải làm nguội

3

10

Hệ thống cân và đóng gói

3

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1.Nhu cầu nguyên, vật liệu, hóa chất

Nhu cầu nguyên liệu sử dụng của cơ sở được trình bày như sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu tại cơ sở

TT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng năm 2024

Mục đích sử dụng

1

Cá tươi

Tấn/năm

20.000

Sản xuất bột cá

2

Bao bì, nylon

Tấn/năm

50

Đóng gói sản phẩm

3

Dầu DO

Lít/năm

2.000

Sử dụng cho máy phát điện

4

Tro

Tấn/năm

250

Sử dụng cho lò hơi

1.4.2.Nhu cầu sử dụng hóa chất

Cơ sở sử dụng hóa chất PAC, Chlorine và Polymer cho quá trình xử lý nước thải và nước cấp với tổng khối lượng khoảng 200 kg/năm.

1.4.3.Nhu cầu sử dụng lao động và thời gian làm việc

+ Số lượng công nhân viên trong giai đoạn ổn định là 30 công nhân viên.

+ Thời gian làm việc: 2 ca/ngày, 8 tiếng/ca, 300 ngày làm việc/năm.

1.4.4.Nhu cầu sử dụng điện

+ Tổng lượng điện tiêu thụ trong quá trình hoạt động của cơ sở: 30.000 KWh/tháng.

+ Mục đích sử dụng: Phục vụ cho quá trình sản xuất và chiếu sáng của cơ sở.

+ Nguồn cung cấp: Công ty Điện lực Kiên Giang.

+ Ngoài ra, cơ sở có sử dụng 01 máy phát điện dự phòng công suất 487,5 KVA để phòng ngừa trường hợp xảy ra sự cố về điện.

1.4.5.Nhu cầu sử dụng nước

+ Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt: chủ yếu cấp cho hoạt động của cán bộ, nhân viên tại cơ sở. Tổng số cán bộ, nhân viên trực tại nhà máy tối đa là 30 người. Theo ghi nhận thực tế, lượng nước cấp cho sinh hoạt tối đa khoảng 5 m3/ngày.

+ Nước sử dụng cho lò hơi khoảng 15 m3/lần, định kỳ châm thêm 2 m3 do bốc hơi, xả cặn đáy 1 tuần 1 lần khoảng 2 m3/lần.

+ Nước sử dụng cho quá trình rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu khoảng 5 m3/ngày.

+ Nước sử dụng cho quá trình dập mùi lò sấy khoảng 20 m3/ngày, định kỳ châm thêm 2 m3 do bốc hơi, xả cặn đáy 1 tuần 1 lần khoảng 16 m3/lần.

Tổng nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của cơ sở được trình bày như sau:

Bảng 1.5. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

TT

Mục đích

Nhu cầu cấp nước thực tế (m3/ngày)

Nhu cầu xả nước thực tế (m3/ngày)

Ghi chú

1

Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt

5

5

Thu gom, xử lý toàn bộ

2

Nước sử dụng cho lò hơi

15

2

Nước tuần hoàn, tái sử dụng, định kỳ xả cặn

 

3

Nước sử dụng cho quá trình rửa sàn tiếp  nhận  nguyên liệu

 

5

 

5

 

Thu gom, xử lý toàn bộ

 

4

Nước sử dụng cho quá trình dập mùi lò sấy

 

20

 

16

Nước tuần hoàn, tái sử dụng    không xả bỏ, định kỳ xả cặn

Tổng cộng

45

28

 

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước thực tế tại cơ sở tối đa khoảng 45 m3/ngày.

1.5.Thông tin khác liên quan đến cơ sở

Công ty TNHH ..... được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp lần đầu ngày 02 tháng 08 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 10 tháng 10 năm 2013.

Năm 2007, cơ sở được cấp Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Nhà máy chế biến bột cá”.

Năm 2014, cơ sở thực hiện điều chỉnh ĐTM nội dung thay đổi đốt nhiên liệu lò hơi từ than đá sang đốt trấu và thiết kế lại HTXLNT và HTXLKT và được cấp Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận việc xin điều chỉnh, thay đổi một số nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy Chế biến Bột cá”.

Năm 2015, cơ sở được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 05/GXN-STNMT ngày 1/6/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang).

Năm 2020, cơ sở được cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1042/GP- UBND ngày 28/4/2020, lưu lượng xả thải lớn nhất được cho phép là 80 m³/ngày.đêm, thời hạn giấy phép là 5 năm.

Đến nay, nhằm thực hiện các thủ tục về môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường. Cơ sở tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho cơ sở “Nhà máy chế biến bột cá”.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha