Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông và sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn cấp đông. Quy mô: 15.000 tấn/năm.

Ngày đăng: 19-04-2025

67 lượt xem

MỤC LỤC................................................................................................. i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................... iv

MỞ ĐẦU................................................................................................. 1

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................ 3

1.  Tên chủ dự án đầu tư:............................................................................ 3

2.  Tên dự án đầu tư:..................................................................................... 3

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư...................... 3

3.1.  Công suất của dự án đầu tư:..................................................................... 3

3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.......... 4

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư................................................................................... 10

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư     10

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư......................................................... 11

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........... 16

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....16

2.  Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường........................... 17

Chương III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 19

Chương IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..... 20

1.   Đánh giá, dự báo tác động môi trường........................................................... 20

1.1.  Đánh giá tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị.............. 20

1.2.  Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.................................. 23

1.2.1.   Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải............................................... 24

1.2.2.   Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải................................... 33

2.   Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.................................................. 38

2.1.   Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị....38

2.2.  Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành.... 39

2.2.1.   Công trình, biện pháp xử lý nước thải................................................................. 39

2.2.2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................................. 56

2.2.3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..................... 58

2.2.4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất nguy hại............................................ 59

2.2.5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.......................................... 60

2.2.6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào hoạt động           61

3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 69

3.1.  Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án....................... 69

3.2.   Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục        70

3.3.  Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường......................... 70

3.4.  Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp BVMT.............. 70

3.5.  Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường............ 71

4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo............. 71

Chương V: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG   73

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................................ 73

2.  Nội dung đề nghị cấp phép khí thải:........................................................................... 73

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................................... 73

3.1.  Tiếng ồn.................................................................................................................. 74

3.2.  Độ rung................................................................................................................... 74

4.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải............................................................. 74

4.1.  Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh......................................... 74

4.2.  Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh.... 75

4.3.  Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt....................................................................... 75

Chương VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 76

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.................... 76

1.1.  Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................................... 76

1.2.   Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch        76

2.  Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.............................. 77

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ....................................................... 77

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................................ 77

2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án            77

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................................. 77

CHƯƠNG VII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN............................................................ 78

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH ...... được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ...... đăng ký lần đầu ngày 11/01/2019; đăng ký lần thứ 4 ngày 24/11/2020 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp. Nhận thấy Việt Nam là nơi có thế mạnh về hàng nông sản nên Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông” với quy mô công suất 8.000 tấn sản phẩm/năm.

Dự án “Nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông” đã được UBND tỉnh Hải Dương cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 106/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 và Quyết định số 1694/QĐ-UBND ngày 15/05/2019 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự án đã được cấp Giấy phép môi trường số 3732/GMT-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 13/10/2022 và đã hoàn thành chương trình vận hành thử nghiệm (theo Thông báo số 2346/STNMT-CCBVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 08/12/2021 về việc thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm).

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Nhà đầu tư nhận thấy nhu cầu của xã hội về món ăn, thức ăn chế biến sẵn ngày càng cao, dễ phát triển. Trên cơ sở Công ty hoạt động kinh doanh có lãi và nhận thấy nhà xưởng sản xuất còn rất nhiều vị trí trống (cụ thể diện tích lắp đặt máy móc hiện tại chiếm khoảng tới hơn 30% diện tích nhà xưởng, còn lại là mật độ diện tích trống để hàng hóa sản xuất và lối đi lại), mà Công ty có thể sắp xếp lại vị trí hàng hóa sản xuất và lối đi lại tạo ra khoảng 10% diện tích trống để đầu tư lắp đặt thêm máy móc, dây chuyền sản xuất cho mục tiêu đăng ký mới. Ngoài ra trong mục tiêu mới có một số công đoạn tương đồng với mục tiêu cũ như sơ chế, cấp đông... việc tương đồng này cũng giúp Công ty sử dụng quy trình máy móc, nhân công đã có và không phải mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị mới, cũng như tận dụng được nguồn nông sản phong phú, đa dạng của Việt Nam trong sản xuất. Do đó Nhà đầu tư quyết định đăng ký thêm mục tiêu dự án góp phần phát triển thêm ngành Nông nghiệp Việt Nam và đáp ứng được đa dạng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng Quốc tế. Quy mô dự án sau điều chỉnh như sau: Chế biến rau củ quả cấp đông và sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn cấp đông. Quy mô: 15.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư là 204.507.800.000 đồng.

Dự án đã được UBND tỉnh Hải Dương cấp Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông của Công ty TNHH ........ số 751/QĐ-UBND ngày 20/03/2025.

Dự án thuộc mục IV.10, phụ lục IV thuộc đối tượng phải cấp lại giấy phép môi trường gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường xem xét tiếp nhận, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép môi trường.

Báo cáo đề xuất cấp lại Giấy phép môi trường của Dự án “Nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông” được lập theo hướng dẫn tại phụ lục IX của Nghị định số 05/2025/NĐ - CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ.

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư:

Công ty TNHH ....

Địa chỉ văn phòng: Cụm công nghiệp Cao An, xã Cao An và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ......... - chức vụ: Tổng giám đốc.

Điện thoại: ........

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ....... đăng ký lần đầu ngày 11/01/2019; đăng ký lần thứ 4 ngày 24/11/2020 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.

Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông ...... của Công ty TNHH ..... số 751/QĐ-UBND ngày 20/03/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

2.Tên dự án đầu tư:

“Nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông”

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Cụm công nghiệp Cao An, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng

+ Giấy phép Xây dựng số 57/GPXD-SXD ngày 30/06/2020 của Sở Xây Dựng.

+ Cơ quan cấp phép môi trường: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Quy mô của dự án đầu tư theo quy định tại điều 25 Nghị định này: Không thuộc đối tượng.

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Chế biến rau củ quả cấp đông và sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn cấp đông

Phân loại nhóm dự án đầu tư: nhóm II.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Chế biến rau củ quả cấp đông và sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn cấp đông. Quy mô: 15.000 tấn/năm

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a.Quy trình chế biến rau củ quả

* Thuyết minh quy trình:

- Kiểm tra nguyên liệu:

+ Kiểm tra thủ công nguyên liệu: Nguyên liệu vào nhà máy được lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra, nguyên liệu được kiểm tra kích cỡ theo tiêu chuẩn quy định. Khi lựa chọn và đánh giá ở bước này dùng trực quan và kinh nghiệm.

+ Nguyên liệu được tập kết về nhà máy dưới điều kiện nhiệt độ thời tiết mát mẻ có thể để ngoài trời được 4 - 5 h là phải sản xuất hoặc đưa vào kho mát, thời tiết mùa hè trời nắng nóng thì để được 2 - 3 h là phải sản xuất hoặc đưa vào kho mát ngay (kho mát có nhiệt độ 2 - 100C ).

- Rửa và làm sạch nguyên liệu:

+ Nguyên liệu sau khi được lựa chọn sẽ qua hệ thống tách bỏ phần tạp chất sau đó qua sàng rung tách sản phẩm không phù hợp để loại bỏ lần 1.

+ Nguyên liệu đưa xuống bể sục khí và nước tại đây loại bỏ bùn, đất cát và tạp chất dính trên sản phẩm.

+ Khi sản phẩm đạt yêu cầu được đưa vào khử trùng nhiệt độ.

Thiết bị phụ trợ gồm:

Băng tải phễu inox (4.600 x 780 x 2.400) với công suất động cơ 5.5 kw nhập từ Trung Quốc.

Sàn rung phân loại inox (2.200 x 1.000 x 1.420) công suất 0.37 kw nhập từ Trung Quốc

Bể sục inox rửa bằng nước và khí thường (7.300 x 1.480 x 1.960) công suất máy tạo khí 0.75 kw nhập từ Trung Quốc

Hệ thống nước sạch cấp trực tiếp liên tục để rửa nguyên liệu và thải vào các rãnh thu gom nước thải sản xuất theo hình thức chảy tràn. Một số nguyên liệu đầu vào vỏ ngoài sạch hơn được tiến hành rửa trước như cà rốt, ớt, xoài. Nước thải của công đoạn rửa các sản phẩm trên được tuần hoàn tái sử dụng cho lần rửa đầu đối với các nguyên liệu khác như khoai tây, hành tây...

- Khử trùng bằng nhiệt độ: Công ty sử dụng lò hơi

+ Quá trình khử trùng nguyên liệu: Nguyên liệu qua quá trình lựa chọn thô, được băng chuyền tự động quay vào vòng xoáy của máy khử trùng hơi nước.

+ Trong quá trình khử trùng cần chú ý độ ổn định của số lượng sản phẩm đưa vào không quá nhiều hay quá ít (băng chuyền tự động đã có các rãnh phân số lượng) ảnh hưởng đến quá trình khử trùng.

+ Nhiệt độ khử trùng trong khoảng 800C- 900C độ.

+ Mầu sắc của sản phẩm sau khi khử trùng phải tươi, có thể dùng trực quan để xác định. Áp suất hơi nước phải được đảm bảo ở mức 2 kg/cm2.

Làm nguội: Bằng nước ở nhiệt độ bình thường.

+ Nước sạch được cấp trực tiếp vào bể chứa để làm nguội sản phẩm.

+ Quá trình làm nguội ngay sau khi khử trùng. Nước rửa sản phẩm được bơm liên tục để làm nguội và thải liên tục ra bể xử lý. Máy làm lạnh ở nhiệt độ thường (7.500 x 1.280 x 1.600) công suất băng tải 2.2 kw nhập từ Trung Quốc.

Làm lạnh: Bằng nước lạnh

+ Nước sạch bơm đầy bể ngâm qua giàn làm lạnh nhanh.

+ Sản phẩm sau khi làm nguội được đưa vào làm lạnh ở nhiệt độ 5-100C trước khi vào cấp đông, sản phẩm lạnh dần bên ngoài trước khi đưa vào cấp lạnh sâu tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhanh làm hỏng sản phẩm…..

+ Hệ thống thiết bị cấp lạnh dùng máy nén khí amoniac với công suất tổng 2.245 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

+ Động cơ bơm nước công suất 1.5 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

+ Động cơ băng tải 2.2 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

-Làm khô sản phẩm:

+ Sản phẩm tại đây được hệ thống sàng rung làm khô, ráo nước trước khi đưa vào cấp đông nhanh để tránh nước còn dính trên sản phẩm.

+ Sàng rung loại nước (2.300 x 950 x 3.430) Công suất máy rung 0.74 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

-Cấp đông IQF:

+ Sau khi sản phẩm chạy qua máy cấp đông IQF, tại đây sản phẩm được hệ thống cấp đông làm lạnh nhanh để nhiệt độ sản phẩm - 170C.

+ Hệ thống thiết bị cấp lạnh dùng máy nén khí amoniac với công suất tổng 2.245 kw nhập khẩu từ Trung Quốc.

+ Hệ thống gồm 7 động cơ quạt gió, công suất 15 kw/1 động cơ. Động cơ băng tải gồm 7 máy, công suất 4 kw/ 1 động cơ.

-Đóng gói:

+ Xe nâng chở nguyên liệu lấy từ kho lạnh vào phòng đóng gói.

+ Một số công nhân cấp thành sản phẩm lên dây chuyền sao cho sản phẩm ra kịp tốc độ người phân loại (tránh ùn sản phẩm trên băng tải).

+ Công nhân cấp thành phẩm ngoài việc cấp nguyên liệu lên dây chuyền còn phải tự gấp bao thành phẩm đã sử dụng để vào chỗ quy định gọn gàng, vệ sinh vị trí xung quanh trong khoảng thời gian nhất định (1h).

+ Phân loại trên băng chuyền:

Công nhân đứng 2 bên băng chuyền lựa chọn, phân loại sản phẩm không đạt chất lượng, các sản phẩm loại ra cho vào hộp nhựa trắng cạnh băng chuyền. Khi đầy, đổ vào bao để bên cạnh, bao đầy công nhân buộc cho ra pannel thay bao mới.

Bàn đóng gói: Có 06 công nhân trên 1 bàn, mỗi bên 03 người, 02 người đầu tiên lấy số lượng hàng nhất định để phân loại lần 1 sau đó chuyển tiếp cho 02 người tiếp theo phân loại lần 2 sau đó chuyển cho 02 người tiếp theo nếu thấy hàng đạt tiêu chuẩn thì cho vào đóng gói. Nếu không đạt thì 02 người đó lọc lại đóng gói, cân rồi chuyển sang khay chờ hàn miệng túi.

Công nhân hàn miệng túi sau đó đưa lên băng chuyền để đóng hộp trong quá trình lên băng chuyền sản phẩm.

Kiểm tra kim loại: Máy tự động

+ Sau khi đóng gói xong cho sản phẩm chạy qua máy dò kim loại không phát hiện kim loại thì cho vào đóng thùng.

+ Sản phẩm không đạt, không xử lý được lọc bỏ bảo quản đợi xử lý.

+ Máy kiểm tra kim loại công suất máy 1.5 kw nhập từ Trung Quốc.

Đóng thùng: Bán tự động

+ Công nhân đứng lấy sản phẩm đóng thùng giấy, có máy rung để đóng thùng cho chặt và rán băng dính sau đó xếp lên pallet, khi đầy chuyển vào kho lạnh bảo quản.

+ Máy rung công suất 2.2 kw được nhập từ Trung Quốc.

Chú ý: Vệ sinh khử trùng - khi công nhân vào làm việc phải thay quần áo bảo hộ, rửa tay (đeo găng tay rồi rửa xong xịt qua nước khử trùng)

-Bảo quản kho lạnh:

+ Sản phẩm sau khi được đóng thùng xếp lên pallet cất vào kho lạnh, bảo quản ở nhiệt độ kho lạnh - 170C.

+ Công suất máy cấp kho lạnh 2.245 kw gồm 6 động cơ máy nén và các bình chứa amoniac.

+ Hoạt động chế biến nông sản diễn ra theo mùa. Tuy nhiên mỗi mùa Công ty đều có các loại sản phẩm đặc trưng riêng.

Ghi chú: Trên đây là quy trình chế biến rau củ quả chung (chế biến xoài cấp đông, vải cấp đông, cả rốt cấp đông, khoai tây cấp đông, súp lơ cấp đông, các loại thực phẩm khác như mía, cải thảo, bí ngô).

Đối với từng loại cụ thể, công nhân thực hiện các công đoạn chính, một số công đoạn phụ trợ được giảm bớt cho phù hợp từng loại sản phẩm.

b.Quy trình chế biến ớt quả đông lạnh

Ớt quả tươi được thu mua về từ các hộ nông dân, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các doanh nghiệp đã được phân loại tách bỏ cuống, lá. Theo quy trình chế biến ớt quả tươi được đưa vào bể rửa để loại bỏ các chất bẩn, sau đó được làm khô bằng máy rung quạt gió. Tùy theo đơn đặt hàng ớt quả tươi được đóng vào thùng có trọng lượng khác nhau, bên trong có 01 lớp túi nilon. Cuối cùng sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh chờ xuất hàng.

c.Quy trình sơ chế tỏi

Quy trình sơ chế tỏi khác với quy trình sơ chế các sản phẩm khác. Tỏi được nhập về Công ty đã ở dạng khô, sau đó được công nhân tiến hành nhặt bỏ vỏ, cuống, lá, rễ bằng phương pháp thủ công (bằng tay). Sau khi làm sạch, tỏi được chuyển sang công đoạn làm khô thêm lần nữa bằng máy rung để loại bỏ bụi, tạp chất bám dính, tăng thời gian sử dụng (tránh bị thối, mọt, mọc mầm…) và đóng gói sản phẩm.

d.Quy trình sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

*) Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất là các sản phẩm từ rau, củ, quả... ngoài ra còn có các nguyên liệu thành phẩm đã được sơ chế sẵn như tôm, mực đông lạnh,...và nguyên liệu phụ cần có trong quá trình chế biến như là dầu cọ, bột chiên, gia vị. Nguyên liệu được nhà cung cấp giao đến nhà máy, được kiểm tra trước khi nhập và cuối cùng là sẽ được tập kết tại kho đối với từng loại nguyên liệu.

Phân loại: Sau khi nguyên liệu được vận chuyển về kho sẽ được phân chia ra từng vật liệu chứa đựng để đảm bảo sản phẩm được bảo quản tốt nhất không làm hư hại nguyên liệu. Mỗi loại nguyên liệu sẽ phân ra từng khu vực riêng rẽ có tem nhận diện không để lẫn lộn các loại mặt hàng với nhau. Sau đó nguyên liệu sẽ được phân loại những sản phẩm thối hỏng, dị vật, tạp chất, sản phẩm không đạt chất lượng để chọn ra những nguyên liệu đạt theo tiêu chuẩn sản phẩm trước khi sơ chế.

Sơ chế: Nguyên liệu đạt tiêu chuẩn được làm sạch nhiều lần bằng máy rửa với nước sạch do nhà máy nước sạch cung cấp. Sau đó với công nghệ hiện đại của các loại máy móc sử dụng để gọt vỏ, cắt miếng, xay, cắt sợi theo kích thước đã được cài sẵn. Ngoài ra trong quá trình sơ chế vẫn có công nhân phân loại, kiểm tra lỗi, rửa lại với nước sạch trước chuyển sang công đoạn sau. Những sản phẩm cần phối trộn sẽ có thêm bước tẩm ướp, phối trộn thêm các nguyên liệu phụ như bột, gia vị,... trước khi đi vào công đoạn chế biến.

Chế biến: Đây là công đoạn làm chín nguyên liệu đã được sơ chế thông qua nhiệt độ cao như hấp, chần trụng, chiên, sấy, ....Công đoạn này dưới sự tác động của nhiệt độ cao nhằm tiêu diệt những tác động xấu do vi sinh vật gây ra giúp sản phẩm được đảm bảo chất lượng nhất.

Cấp đông IQF: Sau khi sản phẩm chạy qua máy cấp đông IQF tại đây sản phẩm được hệ thống cấp đông làm lạnh nhanh để nhiệt độ sản phẩm đạt tiêu chuẩn ≤ - 180C.

Đóng gói: Sản phẩm sẽ được kiểm tra phân loại và đóng gói, đóng thùng theo quy cách sản phẩm cẩn thận trước khi xuất hàng mà khách hàng yêu cầu.

Kho lạnh chờ xuất hàng: Sản phẩm sau khi được đóng gói được bảo quản trong kho lạnh theo từng lô hàng có dán tem sản phẩm đã được đóng sẵn và chờ ngày xuất hàng.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Chế biến rau củ quả cấp đông và sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn cấp đông. Quy mô: 15.000 tấn/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư

Bảng 1.1. Nhu cầu nguyên vật liệu cho 1 năm sản xuất ổn định của Công ty

TT

Loại nguyên liệu

Đơn vị

Giai đoạn

hiện tại

Giai đoạn

điểu chỉnh

Nơi cung

cấp

1

Xoài cấp đông

Tấn/năm

2.273

2.273

Việt Nam

2

Vải cấp đông

Tấn/năm

1.136

1.136

Việt Nam

3

Cà rốt cấp đông

Tấn/năm

1.136

1.136

Việt Nam

4

Tiêu (ớt) cấp đông

Tấn/năm

1.136

1.136

Việt Nam

5

Khoai tây cấp đông

Tấn/năm

1.136

1.136

Việt Nam

6

Súp lơ cấp đông

Tấn/năm

1.136

1.136

Việt Nam

 

7

Các loại thực phẩm khác

như mía, tỏi, cải thảo, bí ngô, hành tây…

 

Tấn/năm

 

1.136

 

4.000

 

Việt Nam

8

Túi nilon

Tấn/năm

4

10

Việt Nam

9

Thùng gỗ (loại 60-100 kg)

Thùng/năm

50

100

Việt Nam

10

Tôm tươi đông lạnh

Tấn/năm

-

2500

Việt Nam

11

Mực tươi đông lạnh

Tấn/năm

-

2500

Việt Nam

12

Dầu tinh luyện

Tấn/năm

-

1500

Việt Nam

13

Bánh tráng rế bóp vụn

Tấn/năm

-

100

Việt Nam

14

Bột bánh xèo

Tấn/năm

-

300

Việt Nam

15

Bột chiên xù

Tấn/năm

-

300

Việt Nam

16

Bột trộn

Tấn/năm

-

1500

Việt Nam

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng điện, nước và các loại hóa chất phục vụ sản xuất của Công ty

 

 

TT

 

 

Đối tượng

 

Đơn vị tính

Khối lượng

 

 

Nguồn cấp

Giai đoạn

hiện tại

Giai đoạn điểu chỉnh

I

Nhu cầu về nước cấp

 

 

 

 

 

Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương

1

Nước cấp cho sinh hoạt

m3/ngày

38,5

56

2

Nước phục vụ sản xuất

m3/ngày

38,46

234,4

3

Nước cấp cho nồi hơi

m3/ngày

10

20

4

Nước phòng cháy chữa cháy

m3

49,5

49,5

5

Nước phục vụ tưới cây rửa đường

m3/ngày

2

2

II

Nhu cầu về điện

KWh/năm

656.200

1.000.000

Điện lực

Cẩm Giàng

III

Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất khác

1

Dầu DO sử dụng cho nồi hơi

Tấn/ngày

0,8

1,5

 

 

Địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận

2

Methanol

Lít/ngày

5

15

3

Mật rỉ đường

Lít/ngày

4

12

4

Javen 10%

Lít/ngày

2

6

5

PAC

Lít/ngày

-

10

6

PAM

Lít/ngày

-

10

Nguồn: Công ty TNHH ........

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1.Vị trí dự án

Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến rau củ quả cấp đông Hanoi Green Foods” có tổng diện tích là 30.677 m2 thuộc lô CN22-23 Cụm công nghiệp Cao An, xã Cao An, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

  • Phía Tây giáp lô DV2, CN21 Cụm công nghiệp Cao An.
  • Phía Bắc giáp đường quy hoạch Cụm công nghiệp Cao An, sau đó đến mương thoát nước.
  • Phía Đông giáp lô CN24 Cụm công nghiệp Cao An.
  • Phía Nam giáp đất dự trữ Cụm công nghiệp Cao An.

-Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án:

Vị trí xả nước thải không thay đổi so với vị trí đã được cấp trong giấy phép môi trường số 3732/GMT-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 13/10/2022. Nước thải của Công ty sau khi được xử lý đạt quy chuẩn cho phép được thoát ra cống thoát nước chung của Cụm và mương thoát nước chung của cụm sau đó chảy ra kênh Đò Cậy Tiên Kiều và ra sông Sặt.

Theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30, vị trí thoát nước của cụm công nghiệp Cao An vào kênh Đò Cậy Tiên Kiều như sau: X(m): 2316657, Y(m): 630251

Kênh Đò Cậy – Tiên Kiều là kênh thủy lợi, có chức năng tưới tiêu kết hợp, có tổng chiều dài khoảng 9km, mặt cắt kênh từ 6-12m, độ sâu từ 1,2-1,5m kết nối từ sông Sặt tại Cầu Cậy đến cống Tiên Kiều do xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Cẩm Giàng quản lý

5.2.Các hạng mục công trình của dự án đầu tư

Công ty đã xây dựng các hạng mục công trình theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Nhà đầu tư nắm bắt được nhu cầu của xã hội về món ăn, thức ăn chế biến sẵn ngày càng cao, dễ phát triển. Trên cơ sở Công ty nhận thấy nhà xưởng sản xuất còn rất nhiều vị trí trống (cụ thể diện tích lắp đặt máy móc hiện tại chiếm khoảng tới hơn 30% diện tích nhà xưởng, còn lại là mật độ diện tích trống để hàng hóa sản xuất và lối đi lại), mà Công ty có thể sắp xếp lại vị trí hàng hóa sản xuất và lối đi lại tạo ra khoảng 10%, diện tích trống để đầu tư lắp đặt thêm máy móc, dây chuyền sản xuất cho mục tiêu đăng ký mới.

Do đó Công ty không cần xây dựng bổ sung các hạng mục công trình nhà xưởng khi thực hiện điều chỉnh dự án.

 

TT

 

Các hạng mục công trình

Theo quy hoạch xây dựng (m2)

Thực tế xây dựng (m2)

I

Các hạng mục công trình chính, phụ

1

Nhà văn phòng + nhà nghỉ chuyên gia

1033

1033

2

Xưởng sản xuất

8150

8150

3

Sàn máy

144

144

 

Kho lạnh

3871,5

3871,5

4

Nhà bảo vệ

29

29

5

Nhà trạm điện + nhà để máy nén khí

315

315

6

Bể chứa nước và cấp nước PCCC

-

-

7

Bể xử lý nước thải

-

-

 

TT

 

Các hạng mục công trình

Theo quy hoạch xây dựng (m2)

Thực tế xây dựng (m2)

8

Nhà lò hơi

96

96

9

Nhà vệ sinh công nhân

50

50

10

Nhà để xe công nhân

210

210

11

Nhà nghỉ ca

455,6

455,6

12

Kho thiết bị

214,76

214,76

II

Các hạng mục bảo vệ môi trường

1

Hệ thống xử lý nước thải

90

90

02

Kho chứa rác thải

60

60

3

Kho bao bì

153,75

153,75

4

Cây xanh

6145,54

6145,54

Ghi chú: Các hạng mục công trình được xây dựng đúng theo đúng quy hoạch được duyệt.

5.3.Danh mục máy móc thiết bị của dự án

Bảng 1.3. Máy móc thiết bị chính phục vụ cho sản xuất đã đầu tư

STT

Tên thiết bị

ĐVT

Chiếc

Số lượng

1

Hệ thống – Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

2

Máy làm sạch, loại bỏ tạp chất

Cái

3

3

Máy đóng gói dạng băng tải

Cái

2

4

Máy rửa làm sạch

Cái

6

5

Máy hút chân không

Cái

2

6

Tủ hấp

Cái

2

7

Hệ thống cấp đông tự động

Cái

1

8

Hệ thống truyền tải rau

Cái

2

9

Hệ thống lò hơi

Cái

2

10

Máy kiểm nghiệm kim loại

Cái

2

11

Máy thái

Cái

1

12

Thiết bị phun bảo ôn

Cái

1

13

Bường thổi khí

Cái

2

14

Máy làm lạnh nước

Cái

1

15

Trạm cân điện tử

Cái

1

16

Hệ thống PCCC

HT

1

18

Hệ thống thông gió nhà xưởng

HT

1

19

Panel chống cháy và vách ngăn xưởng

Bộ

1

20

Trạm biến áp

Bộ

1

21

Hệ thống điện

HT

1

22

Hệ thống nước

HT

1

23

Máy bảo ôn

cái

150

24

Xe tải chở hàng

cái

01

25

Quạt các loại

Chiếc

20

26

Thiết bị khác

Bộ

 

II

Thiết bị văn phòng

1

Máy in

cái

6

2

Máy điều hòa

cái

20

3

Máy chiếu

Chiếc

1

4

Máy vi tính

cái

13

5

Điện thoại

cái

5

6

Bàn ghế làm việc

Bộ

40

7

Quạt các loại

Chiếc

29

8

Thiết bị khác

Bộ

1

III

Phương tiện vận tải – chuyền dẫn

1

Lắp đặt đường dây 35kv

HT

1

2

Xe nâng

cái

1

3

Xe nâng hàng

Chiếc

2

4

Xe ô tô

cái

3

5

Xe nâng hàng điện

cái

1

Bảng 1.4. Máy móc thiết bị chính phục vụ cho sản xuất đầu tư mới

STT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

1

Hệ thống chuyền chiên

HT

01

2

Máy phủ bột tự động

HT

01

3

Máy sấy

cái

01

4

Máy chiên rán

Cái

10

5

Hệ thống thông gió hút mùi dây chuyền chiên, rán

HT

01

6

Máy nghiền, ép các loại rau củ quả trong công nghiệp

Cái

01

7

Máy chần trụng rau củ

Cái

01

Nguồn: Công ty TNHH ........

5.4.Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 204.507.800.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm linh bốn tỷ năm trăm linh bảy triệu tám trăm nghìn đồng), tương đương 8.790.029 USD (Tám triệu bảy trăm chín mươi nghìn không trăm hai mươi chín đô la Mỹ). Trong đó:

  • Vốn góp: 93.744.800.000 đồng (Chín mươi ba tỷ bẩy trăm bốn mươi tư triệu tám trăm nghìn đồng), tương đương 4.000.000 USD (Bốn triệu đô la Mỹ), chiếm 45,5% tổng vốn đầu tư.
  • Vốn huy động: 103.573.200.000 đồng (Một trăm linh ba tỷ năm trăm bảy mươi ba triệu hai trăm nghìn đồng), tương đương 4.481.000 USD (Bốn triệu bốn trăm tám mươi mốt nghìn đô la Mỹ), chiếm 51% tổng vốn đầu tư

5.5.Nhu cầu về lao động

  • Tổng số lao động thực tế hiện nay là 550 người. Khi điều chỉnh dự án số lượng công nhân ước tính khoảng 800 người.
  • Số ngày làm việc: 312 ngày/năm, 1 ca làm việc/ngày đối với bộ phận sản xuất, 8 tiếng/ca.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha