Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân huỷ sinh học

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân huỷ sinh học. Sản phẩm bao bì nhựa: 22.500 tấn/năm;Bao bì phân huỷ sinh học: 3.500 tấn/năm.

Ngày đăng: 14-02-2025

88 lượt xem

MỞ ĐẦU............................................................................................... 1

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................... 2

1.   Tên chủ dự án đầu tư.................................................................................... 2

2.   Tên dự án đầu tư............................................................................................... 2

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án....................................................... 2

3.1.  Công suất của dự án đầu tư............................................................................... 2

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.............................................................. 3

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư............................................................................... 5

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư........ 6

4.1.  Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, vật liệu............................................................... 6

4.2.  Nhu cầu về điện, nước, phụ liệu cho sản xuất................................................ 7

5.   Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.................................................. 9

5.1.  Vị trí dự án.......................................................................................................... 9

5.2.  Các hạng mục công trình xây dựng và phương án xây dựng..................... 10

5.3.  Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của dự án.............................................. 18

5.4.  Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................ 19

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............ 22

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch................................................... 22

2.   Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường...... 23

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......... 31

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.... 32

1.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị........ 32

1.1  Đánh giá tác động...................................................................................... 32

1.1.1.   Đánh giá tác động của các nguồn phát sinh liên quan đến chất thải...... 33

1.1.2.   Đánh giá tác động của các nguồn phát sinh không liên quan đến chất thải...... 44

1.1.3.   Đánh giá tác động do các rủi ro sự cố................................................... 47

1 2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công...48

1.2.1.    Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường các nguồn liên quan đến chất thải............ 48

1.2.2.    Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nguồn không liên quan đến chất thải..... 51

1.2.3.    Biện pháp phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố........................................... 51

2.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giai đoạn dự án đi vào vận hành...... 52

2.1.  Đánh giá, dự báo tác động............................................................................... 52

2.1.1.   Đánh giá, dự báo các tác động tới môi trường từ các nguồn liên quan đến chất thải....... 54

2.1.2.    Đánh giá, dự báo các tác động của nguồn không liên quan đến chất thải....................... 64

2.1.3.    Đánh giá, dự báo các tác động của các rủi ro, sự cố................................ 65

2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn hoạt động ổn định....... 66

2.2.1   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn phát sinh liên quan đến chất thải...... 66

2.2.2.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do nguồn phát sinh không liên quan đến chất thải..... 71

2.2.3.    Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................. 72

3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.................. 74

3.1.  Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án................ 74

3.2.   Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục...... 75

3.3.  Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường................... 75

3.4.  Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp BVMT........ 76

3.5.  Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.... 76

4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy, chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo........ 76

CHƯƠNG V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......... 78

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................................. 78

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải..................................................... 78

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiềng ồn, độ rung.................................... 78

4.  Nội dung chương trình quản lý đối với chất thải............................................ 79

CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG. 81

1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.......... 81

1.1.  Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm........................................................ 81

1.2.  Kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải................ 81

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.......... 81

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................. 81

2.2.  Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục.................................. 82

CHƯƠNG VII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................... 83

MỞ ĐẦU

Công ty cổ phần nhựa (tên cũ là Công ty cổ phần nhựa và bao bì...), được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số ...., đăng ký lần đầu ngày 09 tháng 03 năm 2007, thay đổi đăng ký lần thứ 36 ngày 10 tháng 04 năm 2023 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp. Công ty cổ phần nhựa là doanh nghiệp số 1 Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng mỏng. Hiện tại, các sản phẩm của  đa dạng về mẫu mã và phát triển dòng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, thân thiện với môi trường. Hiện tại Công ty cổ phần nhựa có 8 nhà máy thực hiện tập trung tại KCN Nam Sách, thành phố Hải Dương và tại CCN An Đồng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện tại hầu hết các nhà máy đã hoạt động ổn định.

Năm 2024, nhằm mở rộng thị trường bao bì sinh học Công ty tiếp tục đầu tư Nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân hủy sinh học tại KCN An Phát 1 và đã được Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư số ......., chứng nhận lần đầu ngày 08/10/2024, chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất ngày 05/12/2024. Nội dung dự án cụ thể như sau:

  • Tên dự án: Nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân hủy sinh học.
  • Diện tích đất sử dụng: 75.665m2;
  • Quy mô dự án: Bao bì nhựa: 22.500 tấn/năm; Bao bì phân huỷ sinh học: 3.500 tấn/năm.

Để thực hiện dự án, Công ty thuê lô đất khu công nghiệp An Phát 1, Km72, thuộc các xã Quốc Tuấn, xã An Bình, xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trước đây là Khu công nghiệp Quốc Tuấn – An Bình nay được đổi tên thành Khu công nghiệp An Phát 1 theo Quyết định số 710/QĐ – UBND tỉnh Hải Dương ngày 05/3/2021).

Dự án Nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân hủy sinh học của Công ty cổ phần nhựa  có tổng vốn đầu tư là 945.750.000.000 VND (Chín trăm bốn mươi lăm tỷ, bảy trăm năm mươi triệu) - dự án thuộc nhóm B được phân loại theo tiêu chí tại khoản 3, điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019. Dự án thuộc mục số 2, mục I, phụ lục IV nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Theo khoản 1, điều 39 và theo mục a, khoản 3, điều 41 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, dự án là đối tượng phải lập giấy phép môi trường theo mẫu tại phụ lục IX, nghị định 08/2022/NĐ - CP gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tiếp nhận, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép môi trường.

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

Công ty cổ phần nhựa

Địa chỉ trụ sở chính: Công nghiệp An Đồng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Người đại diện pháp luật: ............ Chức vụ: Tổng giám đốc

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số ........do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 09/3/2007, thay đổi lần thứ 36 ngày 10/4/2023.

Giấy chứng nhận đầu tư số ......., chứng nhận lần đầu ngày 08/10/2024, đăng ký điều chỉnh lần thứ nhất ngày 05/12/2024.

2.Tên dự án đầu tư

Nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân hủy sinh học.

Địa điểm thực hiện dự án: Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1, Km72, Quốc lộ 37, thuộc xã Quốc Tuấn, An Bình và An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Cơ quan cấp giấy phép liên quan đến môi trường của dự án:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương.

+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương;

+ Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án Nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân hủy sinh học có tổng vốn đầu là 945.750.000.000 VND (Chín trăm bốn mươi lăm tỷ, bảy trăm năm mươi triệu) - dự án thuộc nhóm B được phân loại theo tiêu chí tại khoản 3, điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án

3.1.Công suất của dự án đầu tư

  • Mục tiêu dự án: Sản phẩm bao bì nhựa, bao bì phân huỷ sinh học.
  • Quy mô dự án: Sản xuất bao bì nhựa: 22.500 tấn/năm, bao bì phân huỷ sinh học: 3.500 tấn/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Sản phẩm của Công ty gồm 2 dòng là bao bì nhựa và bao bì phân hủy sinh học, tuy nhiên các bước trong quy trình sản xuất đều được diễn ra giống nhau, cụ thể như sau:

Quy trình công nghệ sản xuất

Hình 1. Quy trình công nghệ sản xuất

Thuyết minh:

Nguyên liệu đầu vào của các quy trình sản xuất các sản phẩm của dự án là hạt nhựa nguyên sinh HDPE, Hạt màu, Hạt tự huỷ và phụ gia được đưa vào máy trộn cùng với hạt nhựa tái sinh theo tỷ lệ thích hợp (tỷ lệ này phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng). Sau quá trình trộn, hỗn hợp hạt được đưa vào máy nấu chảy ở nhiệt độ khoảng 1300 C, rồi qua máy thổi thành màng mỏng. Màng có quy cách khác nhau, khổ màng từ 200mm đến 1.600mm và có độ dày từ 20 đến 150 mic. Màng tiếp tục được đưa đến công đoạn in màu. Mực in được Công ty sử dụng là loại mực in đậu nành với khối lượng VOCs chiếm 5% tổng nguyên liệu đầu vào. Đây là loại mực in chuyển sử dụng cho các bao bì thực phẩm. Sau khi in, màng được cắt dán, đột theo quy cách của khách hàng. Sản phẩm sau đó được kiểm tra, đóng gói nhập kho và chờ xuất hàng. Bavia, sản phẩm lỗi được thu gom và đưa lại công đoạn tái chế tạo hạt. Hạt tái chế được đưa lại quy trình sản xuất. Nhà máy chỉ tái chế các sản phẩm hỏng là phế liệu trong quá trình sản xuất, không nhập mua bên ngoài các nguyên liệu nhựa tái chế trong quá trình hoạt động dự án.

*Quy tr​ình in bao bì

Hình 2. Sơ đồ công nghệ in bao bì

- Thuyết minh:

Mẫu cần in theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành chế bản (tạo mẫu in) tiến hành trên máy vi tính, công việc này đòi hỏi tính kỹ thuật cao để cho ra bản in có kích cỡ hình ảnh, chữ đảm bảo đúng theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra tỷ lệ phối hợp mầu hợp lý. Khi bản in được hoàn thành, bản thiết kế sẽ được chụp lên khung in. Mực in được đưa vào khay chứa mực, trục bản in được đưa qua khay và quay ngược chiều với trục sản phẩm. Sản phẩm là màng nilon được in chữ và hình theo yêu cầu của khách hàng. Quy trình in sản phẩm của Công ty không sử dụng nước để vệ sinh khuôn in, nên không phát sinh nước thải trong công đoạn này, các khuôn in phát sinh được phân loại và để vào kho chứa theo quy định.

* Quy​ trình tái chế nhựa:

Sơ đồ công nghệ tái chế nhựa được thể hiện dưới đây:

Hình 3. Quy trình công nghệ tái chế nhựa

Thuyết minh:

Lượng bavia, màng phức hợp hỏng của dây chuyền sản xuất màng phức hợp được nhà máy thu gom lại vào các bao đựng sau đó đưa vào để tái chế. Đây là lượng nhựa sạch nên sẽ được trực tiếp đưa vào các máy băm. Tiếp đó, nguyên liệu được đưa vào máy nấu, gia nhiệt ở nhiệt độ 130oC để làm nóng chảy, sau đó nhựa nóng chảy được ép qua các mắt sàng tại đây nhựa được cắt thành hạt và được làm nguôi bằng gió trong hộp kín, tại hộp kín này hạt nhựa được hút vào silo thu nhựa, tại silo hạt nhựa tái được rơi xuống đóng vào bao đưa đến công đoạn.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

Bao bì nhựa: 22.500 tấn/năm;Bao bì phân huỷ sinh học: 3.500 tấn/năm.

Hình 4. Hình ảnh một số sản phẩm

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, vật liệu

Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất của Nhà máy như sau:

Bảng 1. Nhu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu cho sản xuất

TT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Số lượng

Xuất xứ

I

Nguyên liệu sản xuất bao bì nhựa

 

1

Hạt nhựa PE

Tấn/năm

13.775,4

Saudi Arabia

2

Hạt phụ gia

Tấn/năm

2.295,9

Việt Nam

3

Hạt màu

Tấn/năm

6.887,7

Việt Nam

II

Nguyên liệu sản xuất bao bì sinh học

 

1

Hạt tự hủy PBAT

Tấn/năm

2.142,83

Trung Quốc

2

Hạt màu tự hủy

Tấn/năm

1.071,43

Trung Quốc

3

Hạt phụ gia

Tấn/năm

357,14

Trung Quốc

III

Phụ liệu khác

 

 

 

1

Mực in

Tấn/năm

2,5

Trung Quốc

2

Bao bì đóng gói

Tấn/năm

5

Việt Nam

 

3

Than hoạt tính (hệ thống xử lý khí thải

tạo hạt)

 

Tấn/năm

 

0,504

 

Việt Nam

 

Tổng

 

26.537,9

 

Nguồn: Công ty Cổ phần nhựa

* Đặc tính về nguyên liệu:

- Hạt HDPE: Là hạt nhựa PE (polyetylen) có tỷ trọng cao, dạng hạt màu trắng. Không độc hại, không vị, độ kết tinh từ 80% - 90%, điểm hóa mềm từ 125 - 135°C, nhiệt độ sử dụng lên đến 100°C; độ cứng, độ bền kéo và độ rão tốt, tạo lực kéo dọc, tỷ trọng từ 0,935– 0,96 g/cm2.

Hạt màu tự hủy: Là hỗn hợp được tổng hợp từ tinh bột biến tính như bột ngô, bột sắn. Hạt màu tự hủy chiếm 30% tổng nguyên liệu đầu vào.

Hạt nhựa nguyên sinh phân hủy sinh học PBAT (Polybutylene Adipate Terephthalate) là một loại polyme nhiệt dẻo thân thiện với môi trường. PBAT được làm từ các nguồn tài nguyên tái tạo như tinh bột mía và ngô và là chất đồng trùng hợp của polybutylene adipate và axit terephthalic. PBAT có khả năng phân hủy sinh học. Nhựa PBAT có nhiều ứng dụng do tính chất độc đáo và thân thiện với môi trường như để đóng gói thực phẩm; sử dụng trong màng nông nghiệp (màng mùn, màng nhà kính và màng ủ chua); sản xuất túi mua sắm phân hủy sinh học; sản xuất nhiều loại sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình; sản xuất các sản phẩm y tế.

Phụ gia (CaCO3): CaCO3 tên khoa học đầy đủ là calcium carbonate làm phụ gia ngành nhựa. Phối trộn CaCO3 vào nhựa nguyên sinh sẽ không làm thay đổi tính chất đặc trưng của nhựa nguyên sinh. Sản phẩm nhựa có sử dụng chất độn là CaCO3 sẽ đạt được độ trắng sáng cao. CaCO3 có sức chịu nhiệt tốt, kết cấu về độ cong, kích cỡ thích hợp với nhựa. CaCO3 giúp làm tăng độ cứng, độ láng bóng cho bề mặt của sản phẩm, giúp nhà sản xuất in bao bì, mẫu mã đẹp và đa dạng hơn. Phụ gia chiếm 10% tổng nguyên liệu đầu vào.

Mực in: Công ty sử dụng mực in xanh (mực in đậu nành) với thành phần trong đậu nành chiếm 95%, Xylen C6H4(CH3)2 5%. Đây là loại mực chuyên dùng cho các bao bì cao cấp.

4.2.Nhu cầu về điện, nước, phụ liệu cho sản xuất

Bảng 2. Nhu cầu điện, nước và nhiên liệu

TT

Tên nhu cầu

Đơn vị

Nhu cầu

sử dụng

Nguồn cấp

1

Điện

Kwh/năm

2.600.000

 

 

 

 

KCN

2.

Nước

m3/năm

14.987,4

2.1

Nước cho sinh hoạt

m3/năm

12.579

2.2

Nước cho làm mát

m3/năm

2.246,4

2.3

Nước cho tháp dập bụi

m3/năm

6

2.4

Mục đích  khác  (tưới  cây,  rửa

đường)

m3/năm

156

2.5

Nước chứa trong bể PCCC

m3/năm

2.219,4

3

Dầu mỡ bôi trơn, bảo dưỡng thiết bị

Kg/năm

350

Việt Nam

4

Dầu thủy lực

Tấn/năm

5

Việt Nam

TT

Tên nhu cầu

Đơn vị

Nhu cầu

sử dụng

Nguồn cấp

5

Gas nấu ăn

Tấn/năm

5

Việt Nam

Nguồn: Công ty Cổ phần nhựa

-Nhu cầu Điện:

Với công suất tiêu thụ điện các máy móc trang bị cho hoạt động sản xuất của Nhà máy thì Nhu cầu điện khoảng 2.600.000 Kwh/năm.

Nguồn cấp điện cho Dự án: Nguồn cung cấp điện là nguồn điện cao thế của khu công nghiệp được đấu nối vào trạm biến áp 2500KVA của Dự án, từ đó cấp điện sử dụng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong Dự án.

-Nhu cầu cấp nước:

Nguồn nước cấp cho Nhà máy vào sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, PCCC được lấy từ nguồn nước sạch của khu công nghiệp qua hệ thống đường ống vào bể ngầm của dự án.

+ Nước cho sinh hoạt: Khi hoạt động ổn định, Nhà máy có 576 công nhân viên và có nấu ăn. Theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế thì lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt ước tính 70lít/người.ca, do vậy tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt của dự án là: 576 x 70lít/người/ca = 40.320 lít/ngày = 40,32m3/ngày tương đương 12.579m3/năm.

+ Nước làm mát thiết bị: Khi hoạt động ổn định, Công ty sử dụng 144 máy thổi màng có sử dụng nước làm mát theo nguyên lý gián tiếp. Theo thông số kỹ thuật của máy, khi hoạt động ổn định với thời gian hoạt động 8h/ngày lượng nước làm mát phải bổ sung do bay hơi là 50 lít/máy tương đương 7,5m3/ngày (2.246,4m3/năm).

+ Nước sử dụng cho tháp dập nước: Khi hoạt động ổn định, Công ty có lắp đặt 01 hệ thống xử lý khí thải từ hoạt động tạo hạt. Nước sử dụng cho hoạt động dập bụi được bơm sử dụng tuần hoàn, định kỳ 1 tháng/lần nước được thay thế toàn bộ và được thu gom như chất thải nguy hại. Khối lượng nước thay thế 0,5m3/tháng tương đương 6m3/năm.

+ Nước dùng cho tưới cây, rửa đường: Lượng nước này dao động, ngày dùng ngày không dùng do vậy lượng nước trung bình sử dụng định mức 0,5m3/ngày tương ứng với 156 m3/năm.

Cân bằng sử dụng nước:

Bảng 3. Cân bằng sử dụng nước và nước thải trong 1 năm của dự án

 

TT

 

Tên nhu cầu

 

Đơn vị

 

Nhu cầu sử dụng

Ngấm vào sản phẩm/ tuần hoàn

lại nội vi

Nhu cầu thải cần được xử

 

Nhu cầu xả thải

1

Nước cho sinh hoạt

m3/năm

12.579

0

12.579

12.579

2

Nước cho sản xuất

(làm mát thiết bị)

m3/năm

2.246,4

2.246,4

-

-

3

Nước cấp cho tháp

dập bụi

m3/năm

6

0

6

6

4

Nước cho tưới cây,

rửa đường

m3/năm

156

156

-

0

 

Tổng

m3/nă

m

14.987,4

2.402,4

12.585

12.585

 

Tổng

m3/ngà

y

48,04

7,7

40,34

40,34

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1.Vị trí dự án

Vị trí dự án Nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì phân hủy sinh học của Công ty Cổ phần nhựa ... được thực hiện trên tổng diện tích là 75.665m2 tại lô CN09, Khu công nghiệp An Phát 1, thuộc xã Quốc Tuấn, An Bình và An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Vị trí tiếp giáp của Nhà máy như sau:

  • Phía Nam giáp tuyến mương trung thủy nông xã An Lâm (nay thuộc xã An Phú).
  • Phía Bắc giáp đất dự án CN08.
  • Phía Đông giáp trạm điện 110kv.
  • Phía Tây giáp đất xã An Lâm (nay thuộc xã An Phú).

5.2.Các hạng mục công trình xây dựng và phương án xây dựng

a. Các hạng mục công trình xây dựng

Diện tích đất sử dụng: khoảng 75.665 m². Mật độ xây dựng: 49,07% Cơ cấu sử dụng đất của Nhà máy:

Bảng 4. Cơ cấu sử dụng đất của nhà máy

Stt

Loại đất

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng công trình

37.252,3

49,24

2

Đất dải cây xanh, thảm cỏ

15.790,49

20,87

3

Đất giao thông nội bộ, vỉa hè, HTKT

22.622,21

29,9

 

Diện tích đất tổng cộng

75.665,00

100,00

Nguồn: Công ty Cổ phần nhựa An

Các hạng mục công trình được xây dựng cụ thể như sau:

Bảng 5. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

 

STT

Hạng mục công trình

Diện tích xây dựng

(m2)

Số tầng

Diện tích sàn (m2)

 

Tỷ lệ

I

Công trình chính

37.252,3

 

39.133,7

 

1

Nhà xưởng (1) dài 160m x Rộng 90m

14.400

1

14.400,0

19,03%

2

Nhà xưởng (2) dài 152m x Rộng 90m

13.680

1

13.680,0

18,08%

3

Nhà xưởng (3) dài 55m x Rộng 90m

4.950

1

4.950,0

6,54%

4

Nhà điều hành

500

2

844,4

0,66%

5

Căng tin

530

2

1.070

0,7%

6

Nhà bảo vệ

88,2

1

88,2

0,12%

7

Nhà để xe máy (7)

1.872

1

1.872

2,47%

8

Xưởng cơ khí (11)

299

1

299

0,4%

9

Nhà kho (12)

363

1

363

0,48%

10

Nhà rác (13)

291,5

1

297,5

0,39%

11

Chòi hút thuốc (14)

84,5

1

84,5

0,11%

12

Tháp làm mát (16)

32

-

32

0,04%

13

Nhà    bơm    PCCC (17)

41,6

1

41,6

0,05%

14

Bể    ngầm     PCCC (18)

822

-

822

 

15

Bể    ngầm    xử    lý nước thải (10)

97,94

-

97,94

-

16

Vỉa hè

120,5

 

125,5

0,16%

17

Bể ngầm nước sản xuất, sinh hoạt

146,96

-

146,96

 

II

Diện tích cây xanh

15.790,49

 

15.790,49

20,87%

III

Diện       tích       sân đường

22.622,21

 

22.622,21

29,9%

 

Tổng

 

 

75.665

100%

Nguồn: Công ty Cổ phần nhựa

>>> XEM THÊM: Hồ sơ đế xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất gỗ

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha